Tiêu điểm
Tích tụ ruộng đất cho doanh nghiệp thuê vẫn gặp nhiều rào cản
Cơ chế chính sách hiện nay vẫn là rào cản lớn cho quá trình tích tụ ruộng đất cho doanh nghiệp thuê phát triển dự án quy mô lớn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Trong những năm qua, tỉnh Hà Nam đã triển khai thực hiện chủ trương tích tụ, tập trung đất đai để thu hút đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, theo hướng gia tăng giá trị, sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực này.
Đến nay, Hà Nam đã quy hoạch 6 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 654,7ha, hai khu nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Lý Nhân đã đi vào hoạt động với diện tích 202,3ha. Có hai khu thuộc thành phố Phủ Lý (22,4 ha) đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu Thanh Liêm 150ha đang vướng vì lý do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối không được thuê quyền sử dụng đất của dân.
Khi các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thu hút các hộ dân tập trung đất đai để sản xuất nông sản sạch làm vệ tinh liên kết với các doanh nghiệp. Kết quả đã có 67 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi với diện tích 1.160ha của 2.200 hộ dân tham gia sản xuất nông sản sạch làm vệ tinh liên kết với VinEco và Vina Seed...
Để thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua tỉnh Hà Nam đã áp dụng thí điểm tích tụ đất đai phục vụ thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, chính quyền cấp huyện, cấp xã đứng ra thuê đất của dân (20 năm), sau đó cấp tỉnh ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê lại đúng như thời gian thuê đất và giá thuê đất của dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông dân vẫn giữ.
Lý giải việc thực hiện thí điểm này, ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam cho biết, ruộng đất manh mún nhỏ lẻ, nhiều hộ dân không muốn cho thuê, họ cũng không muốn mất đi quyền sử dụng đất khi Luật đất đai năm 2013 không quy định các cấp chính quyền được thuê quyền sử dụng đất của dân.
Khi thực hiện tích tụ đất ruộng, nhiều hộ dân vẫn băn khoăn vấn đề sau 20 năm cho thuê có còn đất hay không, và nếu còn thì khi kết thúc thời hạn giao đất còn có khả năng sản xuất nông nghiệp nữa hay không.
Theo ông Ngọc, chỉ có chính quyền là cơ quan có đủ tin cậy giải quyết những mối nghi ngại này cho người dân mới có thể đứng ra đàm phán giá cả và dồn ruộng đất để có quỹ đất gọn vùng cho thuê.
Ông Ngọc cũng nhấn mạnh, cơ quan đứng ra thuê đất của dân là cấp huyện, xã nhưng người chịu trách nhiệm cho các doanh nghiệp thuê lại đất phải là cấp tỉnh vì chỉ có tỉnh mới xác định hoặc lựa chọn được các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Mọi vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng tỉnh phải đứng ra giải quyết và phải đảm bảo các điều kiện để thực hiện hợp đồng, hơn nữa Luật đất đai 2013 chỉ cho phép UBND tỉnh ký hợp đồng thuê đất đã giao cho dân khi đã được thu hồi bồi thường giải phóng mặt bằng. Ruộng đất manh mún nên doanh nghiệp không thể tự đàm phán trực tiếp với các hộ dân để thuê đất.
Trong thí điểm tích tụ đất đai cho doanh nghiệp thuê của tỉnh Hà Nam, tiền thuê đất trả cho các hộ dân trong thời gian thuê đất 20 năm được ứng từ ngân sách tỉnh, sau đó doanh nghiệp trả tiền thuê đất 10 năm đầu ngay sau khi ký hợp đồng, sang năm thứ 11 nộp trả hết số tiền thuê đất còn lại cho tỉnh.
Ông Ngọc lý giải, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, rủi ro cao nên nhiều doanh nghiệp không muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn bỏ ra lần đầu rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu vì còn phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất nông nghiệp nên tỉnh phải có cơ chế mạnh để thu hút đầu tư.
Nhiều rào cản
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, trong quá trình triển khai thí điểm còn gặp một số khó khăn. Cụ thể, việc tổ chức tuyên truyền vận động hàng trăm hộ dân đồng ý gặp nhiều khó khăn trong khi không có quy định bắt buộc như trong công tác giải phóng mặt bằng.
Một số hộ dân gây khó khăn cho công tác tích tụ đất do vẫn còn băn khoăn về chủ trương tích tụ ruộng đất, cho rằng cho thuê đất là mất đất, khi hết thời gian thuê đất doanh nghiệp trả lại đất thì mặt bằng ra sao có sản xuất được hay không.
Một số hộ dân đã đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và những hộ kinh doanh vật tư phân bón,... đã có ý kiến gièm pha, kích động nhân dân không cho thuê đất, gây khó khăn cho công tác tích tụ ruộng đất do sợ tích tụ ruộng đất ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của họ.
Đáng chú ý, các cơ chế, chính sách hiện nay vẫn là rào cản lớn trong quá trình tích tụ ruộng đất cho thuê. Cụ thể, Luật đất đai hiện nay không quy định chính quyền được ký hợp đồng thuê đất của dân và không cho phép tỉnh ký hợp đồng cho thuê đất khi chưa có quyết định thu hồi bồi thường giải phóng mặt bằng;
Luật ngân sách không cho phép ứng tiền ngân sách để trả tiền thuê đất của dân sau đó thu của doanh nghiệp nhiều lần để hoàn trả. Quy định về hạn điền đã hạn chế việc các hộ dân đứng ra tích tụ, tập trung đất đai (không được quá 10 lần).
Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện tích tụ, tập trung đất đai chỉ có tuyên truyền vận động mà không được phép cưỡng chế thu hồi nên việc giải quyết vướng mắc đối với các hộ dân là rất khó khăn.
Đừng để sức hấp dẫn của doanh nghiệp nhà nước chỉ nằm ở quỹ đất vàng
Diễn biến có lợi, Bộ Nông nghiệp thúc đẩy sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng gửi công văn tới các tỉnh nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh nuôi tôm nước lợ nhằm tăng cường tăng cường chỉ đạo sản xuất cá tra và nuôi tôm nước lợ những tháng cuối năm.
Bên trong startup nông nghiệp hữu cơ trị giá 10 triệu USD ở Tây Nguyên
Sau 3 năm hoạt động, startup nông nghiệp hữu cơ Biophap do Tyna Giang đồng sáng lập đã có 5 trang trại với diện tích 50 ha tại hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai, chuyên cung cấp trái cây tươi, gia vị và dược liệu.
Doanh nghiệp hiến kế cho nông nghiệp Bến Tre
Theo các đại diện doanh nghiệp, diện tích canh tác manh mún, ý thức kém của người nông dân, khả năng tiếp cận nguồn vốn khó và quỹ đất hạn hẹp do giá đất cao là bốn trở ngại lớn nhất khi đầu tư vào Bến Tre.
Hai nút thắt của nông nghiệp Bến Tre
Theo Chủ tịch tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng, thiếu những vùng nguyên liệu rộng lớn chuyên canh chính là điểm yếu lớn nhất của ngành nông nghiệp Bến Tre, muốn giải quyết căn cơ của vấn đề này, tỉnh không nên tiếp tục để người dân ở phân tán.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.