Khởi nghiệp
Tiến sĩ đàn Cello đầu tiên của Việt Nam lên Shark Tank gọi vốn
Nguồn thu của Cello đến từ bán vé trực tiếp, bán vé online và từ nhà tài trợ. Sau khi biểu diễn xong, các sản phẩm được phân phối độc quyền trên các nền tảng nhạc số trên 240 quốc gia và vùng lãnh thổ như Spotify, Itunes...
Tiến sĩ Đinh Hoài Xuân - Nhà sáng lập Cello Fundamento đã theo âm nhạc cổ điển 22 năm và là tiến sĩ tốt nghiệp chuyên ngành biểu diễn Cello tại Romania.
Cho rằng nếu cứ ở lại nước ngoài, cống hiến cho người nước ngoài mãi thì môi trường Việt Nam khó phát triển được âm nhạc cao như nhạc cổ điển, Hoài Xuân đã trở về quê hương để đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.
Cello Fundamento là chuỗi hòa nhạc quốc tế được Hoài Xuân thành lập từ năm 2016 và tổ chức biểu diễn mỗi năm một số với 2 concert (buổi hòa nhạc).
Qua 5 số, chị đã mời được 80 nghệ sĩ từ 9 quốc gia đến tham dự. Điều đặc biệt nhất trong buổi hòa nhạc, ngoài biểu diễn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc kinh điển thế giới thì luôn có tác phẩm cuối cùng là dân ca được phổ cho dàn nhạc giao hưởng.
Để tổ chức dự án Cello Fundamento số 6 vào năm 2022, Hoài Xuân đến Shark Tank Việt Nam để kêu gọi mức đầu tư 2 tỷ cho 40% lợi nhuận của 2 concert.
Hoài Xuân cho biết nguồn thu của Cello đến từ bán vé trực tiếp, bán vé online và từ nhà tài trợ. Sau khi biểu diễn xong, các sản phẩm được phân phối độc quyền trên các nền tảng nhạc số trên 240 quốc gia và vùng lãnh thổ như Spotify, Itunes...
Quan tâm đến bức tranh tài chính, Shark Phú, Shark Hưng đặt câu hỏi về mô hình, doanh số, lỗ, lãi... Hoài Xuân cho biết nếu được đầu tư 2 tỷ, chị sẽ dành 65% cho việc đi lại, tổ chức, truyền thông, 35% còn lại dành cho nghệ sĩ.
Trong 65% đó, chỉ dành 15% cho truyền thông, còn lại cho các khâu tổ chức trước. Các vé được bán theo sơ đồ nhà hát lớn với các mức 10 triệu, 5 triệu, 3 triệu, 1 triệu. Ngoài ra Cello Fundamento có thu khác từ bán vé online với giá 1 USD.
Hoài Xuân chia sẻ ban đầu chị xác định 5 số đều lỗ, nhưng chị hòa vốn ở CF4 (Cello Fundamento số 4) nên có tự tin để tiếp tục tổ chức CF6. Trải qua 5 số, Cello Fundamento đã có khoảng 200 người hâm mộ cố định. 60% doanh thu của buổi biểu diễn đến từ việc bán vé.

Shark Hưng thắc mắc: “Tại sao không đi biểu diễn mà tự nhiên lại tổ chức biểu diễn”?
Hoài Xuân bộc bạch: “Xưa nay mọi người vẫn hay nói rằng môi trường ở Việt Nam không phải là môi trường tốt để phát triển cao âm nhạc cổ điển. Em muốn được chủ động phát triển tốt trên môi trường mình tạo và bản thân em mơ ước trở thành nghệ sĩ biểu diễn với các dàn nhạc lớn. Em phải cống hiến cả đời để tập luyện nhưng nếu như thế mình không được chủ động. Mình ở nhà tập luyện và đợi chờ mời thôi. Em muốn chủ động tạo ra môi trường đó”.
Câu trả lời này khiến Shark Phú băn khoăn: “Vừa nhà tổ chức vừa là người nghệ sĩ liệu em có làm tốt hai vai không”?
Nhà sáng lập Cello Fundamento lý giải rằng đó là lý do chị đến gọi vốn và kỳ vọng “Nếu được các Shark đồng hành thì em sẽ dành được nhiều thời gian cho việc biểu diễn hơn”.
Shark Hưng tiếp tục đặt ra câu hỏi: “Tại sao không kết hợp với các công ty tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp? Anh chỉ nói về vấn đề kinh doanh thôi... bán được vé và bán quảng cáo với giá cao”. Shark Hưng đặt ra đề bài: “Nếu anh đầu tư cho em, em có cam kết với anh là không lỗ không?” và nhận được sự cam kết của Hoài Xuân.
Có cùng thắc mắc về vấn đề hạch toán, Shark Phú và Shark Hưng lần lượt đặt câu hỏi cho Hoài Xuân. Hoài Xuân cho biết chị đã có dự tính thành lập công ty tổ chức sự kiện nhưng hiện tại chưa đủ tiềm lực. Chị mong muốn được Shark đầu tư vào một chương trình trước, nếu Shark thấy thành công thì có thể thể đầu tư tiếp cho công ty.
Shark Hưng cho biết: “Anh phải tìm đến người nào điều hành, vận hành công ty có khả năng marketing bán vé bán tài trợ, bán quảng cáo chuyên nghiệp”.
Shark Phú nhận xét: “Anh thấy mô hình kinh doanh của em mông lung, không rõ ràng. Nếu em chỉ gọi vốn chỉ ở một vụ việc thì anh khuyên em nên tìm các cá nhân có thể hợp tác với em. Còn khi nào em thấy việc kinh doanh này có thể bền vững, lặp đi lặp lại, có thể tạo ra doanh số, tạo ra lợi nhuận, lúc đó em nên thành lập một pháp nhân”. Do đó, Shark Phú quyết định không đầu tư.
Shark Hưng thẳng thắn nhận định: “Nếu để đầu tư… hơi khó. Bởi vì khả năng scale-up, khả năng tiếp tục sau CF6, CF7, CF8… sẽ thế nào”. Tuy nhiên vì thích sản phẩm âm nhạc của Hoài Xuân nên Shark cho biết sẽ cùng đồng hành để đưa sản phẩm âm nhạc này tới công chúng Việt Nam.

Shark Louis đánh giá: “Tôi rất thích nhạc của bạn và việc bạn đang làm. Tôi nghĩ bạn tìm kiếm nhà tài trợ sẽ hay hơn” và từ chối đầu tư. Nhưng Shark cho biết “sẽ ủng hộ và tìm kiếm nhà tài trợ cho bạn”.
Vì các dự án phi lợi nhuận không phải là nguyên tắc đầu tư của NextTech nên Shark Bình cũng từ chối đầu tư. Tuy nhiên NextTech có quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhận thấy âm nhạc của Cello Fundamento phù hợp khẩu vị với khách hàng cao cấp của các ngân hàng nên Shark Bình hứa hẹn hỗ trợ, giúp đỡ.
Tuy đánh giá cao tài năng của Hoài Xuân và việc chị trở về quê hương để đem âm nhạc tạo cảm hứng cho người dân Việt Nam nhưng Shark Liên lại từ chối đầu tư vì nhận định Hoài Xuân đang gọi tài trợ. Mặc dù vậy, Shark cho biết có thể giới thiệu hoặc giúp nhà sáng lập Cello Fundamento kết hợp các nghệ sĩ đi biểu diễn với nhau.
Shark Hưng cho rằng: “Đầu tư vào đâu là không rõ ràng” nhưng Shark đồng ý giúp Hoài Xuân tổ chức CF6 với khoản tài chính 2 tỷ, đổi lại 70% lợi nhuận.
Shark cho biết: “Nếu có lợi nhuận, toàn bộ lợi nhuận đó tôi sẽ chuyển vào để thành lập công ty” và giải thích: “Nếu mà lỗ bạn phải tự bù để trả tôi 2 tỷ gốc. Lãi thì tôi để lại lợi nhuận cho bạn đầu tư và thành lập công ty mới. Nhưng trong mọi trường hợp tôi sẽ rút lại 2 tỷ gốc ban đầu”.
Đề nghị này khiến Hoài Xuân có chút bối rối và nhờ đến sự tư vấn của Shark Liên. Shark Liên đặt ra tình huống: “Giả thiết xấu nhất, em có đủ 2 tỷ để trả cho Shark Hưng hay không”?
Shark Hưng nhận định: “Nghệ sĩ đi làm kinh doanh thì khó gọi tiền lắm. anh là cái cọc cuối cùng của em rồi”. Còn Shark Bình đưa ra lời khuyên: “Em biết câu cơm áo không đùa với khách thơ không? Em phải liên doanh với một Shark kinh doanh như Shark Hưng”.
Hoài Xuân chia sẻ: “Những gì em đã trải qua sau 5 số, em tự tin là em có thể hoàn vốn được. Chương trình miễn làm sao đến được với khán giả là điều em mong muốn nhất” và chấp nhận đề nghị đầu tư của Shark Hưng.
Startup công nghệ Katalon nhận vốn 27 triệu USD
Startup công nghệ Katalon nhận vốn 27 triệu USD
Katalon tập trung vào tự động hóa, kiểm thử phần mềm và các giải pháp giúp các nhóm phát triển phần mềm, cung cấp phần mềm với tốc độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn.
Hướng tới các Kỳ Lân tương lai của Việt Nam
Để hiện thực hóa mục tiêu từ nay đến năm 2030 Việt Nam có 10 Kỳ lân toàn cầu, hệ sinh thái khởi nghiệp cần tới nhiều nguồn lực như: chiến lược kinh doanh, con người, công nghệ, hoặc các nền tảng bệ phóng như AWS...
Ứng dụng MFast nhận vốn Do Ventures và quỹ ngoại
MFast giúp gần 600.000 người Việt Nam tiếp cận các gói dịch vụ tài chính và bảo hiểm từ các tổ chức uy tín. Trong đó, khối lượng giải ngân cho các đối tác tài chính lên đến hơn 5.000 tỉ đồng.
Nhà sáng lập Cuccu.vn từ chối đề nghị 30 tỷ đồng
Shark Hưng đề nghị tối thiểu 3 tỷ cho 25% cổ phần và nếu Cuccu.vn đạt KPI như đã nói, Shark sẽ đầu tư tối đa 30 tỷ cho 45% cổ phần.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.