Khởi nghiệp
Tiki thay áo mới liệu có đổi vận?
Thay CEO mới, thay đổi nhận diện, slogan, nâng cấp chất lượng dịch vụ là những nỗ lực mới nhất của Tiki, trong bối cảnh thị phần sàn TMĐT này đang ngày một "teo tóp" trên chính sân nhà.
Theo báo cáo của nền tảng dữ liệu Metric, kết thúc quý 2/2023 kết thúc, TikTok Shop đã vượt qua Lazada và vươn lên thành sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Shopee. Như vậy ba cái tên dẫn đầu thị trường lần lượt là Shopee, TikTok Shop và Lazada.
Trong khi đó, thị phần của những sàn TMĐT trong nước như Tiki và Sendo đang ngày một "teo tóp". Cả năm ngoái, Tiki và Sendo chỉ chiếm lần lượt 6% và 4% tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV), theo báo cáo của Momentum Works.
Cánh cửa đang dần "khép lại" đồng nghĩa Tiki buộc phải có thay đổi. Ở thượng tầng doanh nghiệp, Tiki bổ nhiệm CEO mới là ông Richard Triều Phạm từng giữ vai trò CFO, thay cho nhà sáng lập Trần Ngọc Thái Sơn.
Việc bổ nhiệm một CFO nắm giữ vai trò CEO thường bắt gặp ở các doanh nghiệp đang có khó khăn, hoặc có vấn đề liên quan tới tài chính. Điều này được thể hiện trong báo cáo của VNG - đơn vị từng đầu tư vào Tiki, khi giá trị khoản đầu tư của VNG vào Tiki Global đã về 0 tính đến cuối năm 2022.
Quan trọng hơn, ông Richard Triều Phạm chính là người đã dẫn dắt Tiki trong đợt gọi vốn Series E lên tới 258 triệu USD năm 2021 từ các đối tác chiến lược như AIA, UBS, Mirae Asset-Naver...
Thực tế, chưa bao giờ nguồn vốn trở nên cấp thiết với các doanh nghiệp như tại thời điểm này, nhất là với lĩnh vực TMĐT luôn cần có nguồn tài chính dồi dào để thu hút khách hàng, cũng như vận hành hệ thống nhân sự đồ sộ.
Tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư cho các startup công nghệ trong 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm tới 41%. Ông Đỗ Huy Dũng - CEO VIGroup cho rằng, "mùa đông" gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng với các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, không hẳn là không còn cửa sáng cho Tiki. "Tiền chủ yếu sẽ chảy vào các doanh nghiệp có chiều sâu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, cũng như các startup phát triển theo hướng nền tảng, mang lại lợi ích dài hạn cho người tiêu dùng", lãnh đạo VIGroup nhấn mạnh.

Với yếu tố nền tảng có sẵn, vào tháng 5/2023, Tiki đã thông báo tích hợp công cụ ChatGPT nhằm thu hút thêm lượt người truy cập vào website và ứng dụng, đặc biệt là khi sàn TMĐT này chứng kiến kết quả kinh doanh ảm đạm trong thời gian qua.
Chưa dừng lại ở đó, Tiki đã "làm mới" mình bằng việc thay đổi nhận diện, cũng như slogan. Tiki đã chuyển màu nền logo từ màu xanh dương nhạt sang màu sang xanh dương đậm, đồng thời sử dụng nét chữ mới dày và đậm hơn.
Thương hiệu cũng bỏ hai biểu tượng mặt cười trên mỗi chữ "i", thay vào đó là nét chữ "K" được cách điệu màu cam, tượng trưng cho: mái nhà (sự an tâm khi mua sắm), sự chất lượng (trợ lý cá nhân uy tín), dấu tick (100% hàng chính hãng) và kim đồng hồ (giao nhanh, đúng hẹn).
Ngoài ra, slogan của Tiki cũng thay đổi từ "Tìm kiếm" (sản phẩm chất lượng) và "Tiết kiệm" (mua sắm tiết kiệm thời gian) sang "Tốt & Nhanh". Theo Tiki, hãng đã nâng cấp dịch vụ để tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng việc chỉ cung cấp hàng "tốt" chính hãng 100% và đẩy mạnh việc giao, nhận hàng "nhanh".
Để thúc đẩy những cam kết này, Tiki đã công bố vận hành hai dịch vụ mới lần đầu có mặt khi mua sắm qua TMĐT tại Việt Nam: TikiNow - giao đúng khung giờ và trợ lý mua sắm cá nhân 24/7.
TikiNow - giao đúng khung giờ không chỉ được giao nhanh trong 1 ngày, mà còn cam kết chính xác thời gian nhận hàng trong khung 4 tiếng, sáng hoặc chiều. Dịch vụ này được phát triển từ dịch vụ TikiNow (giao nhanh 2 giờ) của Tiki.
"Phản hồi của khách hàng cho thấy đôi lúc việc giao đúng giờ, đúng nơi cũng quan trọng không kém tốc độ. Khách hàng bận rộn, di chuyển nhiều hoặc có nhu cầu nhận hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, tại nhà hoặc công sở. Việc biết đơn hàng được giao chính xác ngày nào, sáng hay chiều sẽ mang lại sự tiện lợi và yên tâm khi quyết định mua gì và nhận hàng ở đâu", Tiki nhận định.
Trong khi đó dịch trợ lý mua sắm cá nhân 24/7 là sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyên viên TikiCare để hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào cần. Người dùng chỉ cần gửi yêu cầu trong thời gian ngắn sẽ nhận được câu trả lời và hướng dẫn.

Đứng ở vai trò nghiên cứu và quan sát, phía Momentum Works cho rằng, chiến lược của Tiki đang đi ngược lại với bối cảnh chung của thị trường TMĐT Đông Nam Á.
Theo Momentum Works, mô hình 1P (First-Party) của Tiki tương tự Amazon - trực tiếp nhập sản phẩm và bán cho người dùng. Điểm mạnh của mô hình này là kiểm soát được chất lượng, tốc độ giao hàng, nhưng tốn kém và khó mở rộng quy mô nếu không thực sự có nguồn lực tài chính mạnh mẽ hậu thuẫn.
Trong khi đó, mô hình Marketplace mà các đơn vị như Shopee theo đuổi - người bán tự nhập hàng, tự bán mang tới tính đa dạng sản phẩm, giá bán cạnh tranh lại được lòng người tiêu dùng hơn.
"Chúng tôi cho rằng, sự phát triển của thương mại điện tử ở Đông Nam Á giống với thị trường Mỹ", báo cáo của Momentum Works nêu quan điểm.
Công ty nghiên cứu này cho rằng, mô hình của TMĐT ở Đông Nam Á bắt nguồn từ việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản là lựa chọn hàng hóa giá rẻ, sau đó mới tới các sản phẩm chất lượng và có lợi nhuận cao hơn.
Bên cạnh đó, để TMĐT Đông Nam Á thực sự phát triển thì cần có những yếu tố hỗ trợ song hành như: tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số, quá trình đô thị hóa, tầng lớp trung lưu chi tiêu nhiều hơn, và quan trọng là cơ sở hạ tầng bao gồm: logistics và thanh toán.
Thực tế, không nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đáp ứng được đầy đủ những yếu tố này. Do đó, tương lai của Tiki vẫn là một dấu hỏi lớn, ngay cả khi sàn TMĐT này đã có những nỗ lực nâng cấp chất lượng dịch vụ.
Hiện Tiki đang đứng trước ngưỡng cửa Kỳ lân với mức định giá tính tới tháng 12/2021 là 832 triệu USD, theo thống kê của Techinasia. Ban đầu Tiki muốn thực hiện IPO ở Mỹ vào năm 2025. Tuy nhiên, sàn TMĐT Việt Nam vẫn chưa đưa ra động thái mới.
Tiki có lãnh đạo mới thay nhà sáng lập Trần Ngọc Thái Sơn
Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.
'Mùa đông' gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng
"Tin không vui với các startup là trong bối cảnh lãi suất tăng, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với đầu tư mạo hiểm. Thứ mà họ quan tâm nhất lúc này là khả năng sinh lời và sử dụng vốn hiệu quả", đại diện VIGroup nói.
Phó tổng giám đốc Vui App: ‘Khách hàng là người thầy của chúng tôi’
Ngoài mô hình kinh doanh mới, sự tăng trưởng nhanh và vững vàng của ứng dụng chi lương linh hoạt Vui App do công ty Nano Technologies phát triển là một trong những động lực chính thu hút lượng lớn vốn từ các quỹ ngoại tên tuổi như Openspace, Golden Gate Ventures.
Khủng hoảng sẽ tạo ra Kỳ lân
Đây là nhận định của ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse dưới góc nhìn của một nhà đầu tư chuyên rót vốn vào các công ty khởi nghiệp trong nước.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.