Khởi nghiệp
Khủng hoảng sẽ tạo ra Kỳ lân
Đây là nhận định của ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse dưới góc nhìn của một nhà đầu tư chuyên rót vốn vào các công ty khởi nghiệp trong nước.
Theo ông Phú, giai đoạn suy thoái thường là thời điểm tái cấu trúc toàn diện để nền kinh tế trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Những khó khăn này mang đến cơ hội mới, đặc biệt cho startup khi có khả năng đáp ứng linh hoạt và nhạy bén với thị trường.
Trên thực tế, mặc dù số lượng đăng ký kinh doanh thường giảm trong thời kỳ suy thoái, nhiều startup đổi mới sáng tạo vẫn thành công và một số doanh nghiệp đã lớn mạnh trở thành các Kỳ lân (startup có định giá trên 1 tỷ USD) của thế giới.
Facebook được sinh ra sau khi bong bóng dot-com vỡ vào đầu những năm 2000 và cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã chứng kiện sự ra đời của một startup khác là Airbnb.
Một loạt những Kỳ lân khác cũng được sinh ra trong khủng hoảng như: Dropbox, Uber, WhatsApp, Groupon và Pinterest. Và đặc biệt nhất, Taobao của Alibaba đã được thành lập giữa đợt bùng phát dịch SARS ở Trung Quốc năm 2003.
Nhìn từ góc độ quỹ đầu tư, bà Hoàng Thị Kim Dung - Giám đốc Genesia Ventures Việt Nam cho rằng, tình hình kinh tế trong nước đang có nhiều khó khăn, khiến các startup khó đạt được các chỉ tiêu kinh doanh, hoặc cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn.
"Ngành thiết yếu như ăn uống, y tế và giáo dục có thể sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Các startup trong mảng này nếu có sản phẩm thực sự phù hợp, vẫn thuyết phục được khách hàng sử dụng bằng giá trị, thì vẫn có cơ hội phát triển", bà Dung nói.
Các mảng như: giải trí, du lịch, thời trang, đầu tư, thanh toán, tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cụ thể, các startup sẽ cần nhiều nguồn lực để thu hút khách hàng trong khi túi tiền của họ đang giảm trong nền kinh tế khó khăn của hiện tại.
"Do đó, việc họ có thể có được lợi nhuận để tự lực phát triển lúc này, cũng như có thể đạt được kết quả đủ thuyết phục các nhà đầu tư, để tiếp tục vòng gọi vốn tiếp theo lại càng khó hơn nữa. Cũng vì lý do này, các nhà đầu tư sẽ dè dặt để xuống tiền hơn", lãnh đạo Genesia Ventures Việt Nam cho hay.
Cũng theo bà Dung, những mô hình kinh doanh có đặc điểm ngốn nhiều vốn ban đầu sẽ khó thuyết phục được nhà đầu tư trong giai đoạn này.
Chẳng hạn, những mô hình phải đầu tư có sở vật chất ban đầu, phải bỏ nhiều tiền thu hút người dùng. Điểm chung của những mô hình kinh doanh này là "tiền ra như nước sông Đà, tiền vào nhỏ giọt (hoặc không có) như cà phê phin".
"Trong bối cảnh chi phí vốn cao và khó tiếp cận, các startup luôn trong trạng thái khát vốn nhưng không có vốn bên ngoài thì coi như là huyệt tử. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung tìm kiếm cơ hội ở các mô hình kinh doanh có thể tạo ra dòng tiền bền vững hơn", bà Dung nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Chad Ovel - Tổng giám đốc Mekong Capital dự đoán, thời gian tới đây, định giá của nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam có thể giảm 50% so với mức năm 2021.
Ông nói: "Khi dòng vốn đầu tư mạo hiểm ít đi, các nhà sáng lập sẽ thực tế hơn với các kỳ vọng về định giá startup. Không ai chấp nhận định giá thấp vào thời điểm này, nhưng sớm hay muộn… có thể 6 hoặc 12 tháng nữa, họ sẽ phải chấp nhận".
Tuy nhiên, đại diện Mekong Captial nhận thấy "cơ hội lớn" để kiếm lợi nhuận từ sự thay đổi và đang xem xét thành lập một quỹ mới tại Việt Nam có thể trong năm tới.
Mekong Capital được thành lập vào 2001 và là quỹ đầu tiên của Việt Nam tập trung rót vốn vào các công ty tư nhân. Mekong Capital đã ra mắt 5 quỹ, với lần huy động gần đây nhất là 246 triệu USD vào năm 2019.
Các thương vụ đầu tư của Mekong Capital thường có giá trị từ 10 - 35 triệu USD cho mỗi công ty, tập trung vào những vòng gọi vốn đầu tiên.
Lãnh đạo Mekong Capital nói thêm: "Các quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực có quá nhiều vốn, nhưng lại có ít cơ hội tại Viêt Nam, nên họ đang góp phần tạo ra những mức định giá startup điên rồ. Tôi thậm chí không thể giải thích được những mức định giá, ví dụ cao gấp 8 lần hoặc 10 lần doanh thu. Thời kỳ tiền dễ diễn ra trong thời gian quá dài nên tâm lý của nhiều startup vẫn chưa thay đổi".
Mekong Capital phản ứng lại xu hướng này bằng cách duy trì sự tập trung vào các startup tiêu dùng hứa hẹn tạo ra dòng tiền ổn định và tránh đầu tư vào những công ty công nghệ có mức định giá quá cao.
"Chúng tôi là một quỹ đầu tư rất kỷ luật", ông Ovel nói. Lãnh đạo Mekong Capital cho biết quỹ đã làm việc với các công ty tiêu dùng mà họ đầu tư để tập trung vào cải thiện những cửa hàng sẵn có hơn là mở thêm địa điểm mới.
Với góc nhìn lạc quan hơn, bà Lý Khánh Hậu - Giám đốc quỹ đầu tư Ascend Vietnam Ventures cho rằng, trong ngắn hạn, kinh tế thế giới đang ở giai đoạn nhiều thách thức.
Tuy nhiên, bà Hậu thấy đây là một lợi thế của Việt Nam vì Việt Nam đang được coi là điểm sáng trong bức tranh về bối cảnh kinh tế toàn cầu.
"Bức tranh tăng trưởng tính cực về kinh tế là một tín hiệu rất tốt đối với các nhà đầu tư ở nước ngoài khi họ đánh giá về các startup ở thị trường Việt Nam. Trong thời gian qua, các startup Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư đến từ thị trường Đông Nam Á và quốc tế", lãnh đạo Ascend Vietnam Ventures nói.
Do đó, trong 2-3 năm tới, bà Hậu dự đoán xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục, ngày càng nhiều nhà đầu tư ở các thị trường quan tâm hơn đến Việt Nam.
Một số thị trường khu vực như Indonesia, Singapore đã có sự trưởng thành nhất định về hoạt động đầu tư mạo hiểm, cho nên các nhà đầu tư đang tìm kiếm một điểm đến mới có những thương vụ phù hợp với mình, và Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến đó.
Mekong Capital hái quả ngọt từ đầu tư mảng dược phẩm, sinh học
Tiki có lãnh đạo mới thay nhà sáng lập Trần Ngọc Thái Sơn
Ông Richard Triều Phạm sẽ đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc, nhà sáng lập Trần Ngọc Thái Sơn chuyển sang làm Chủ tịch HĐQT Tiki Global Pte.Ltd tại Singapore, một cổ đông nắm 90% của Tiki
Dat Bike muốn có nhiều trạm sạc nhanh hơn VinFast?
Với ý tưởng biến mỗi ổ điện tại các hộ gia đình, tiệm cơm, quán nước... thành một trạm sạc nhanh, phía Dat Bike cho rằng số lượng trạm sạc cho xe máy điện của hãng này có thể lên tới con số hàng chục triệu.
Nối dài hệ sinh thái giao vận xanh
Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỉ lệ người dân sử dụng xe máy xăng cao nhất. Việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ xe máy xăng sang điện có thể xem là phương án trực quan và có tác động rõ nhất tới ngành giao vận.
Mảnh ghép còn thiếu của những chiếc xe máy điện Việt Nam
Nếu chỉ tập trung vào công nghệ sạc nhanh như nhiều nhà sản xuất xe máy điện trong nước hiện nay đang làm, liệu những VinFast, Datbike hay Evgo có thể thuyết phục được người dùng chuyển đổi từ xe máy xăng sang điện?
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.