Tài chính
Toàn cảnh lợi nhuận công ty chứng khoán quý I: To bứt tốc, nhỏ hụt hơi
Trong khi các công ty nhỏ vật lộn với áp lực chi phí và thị phần co hẹp, những doanh nghiệp đầu ngành tiếp tục tận dụng lợi thế quy mô, nguồn vốn dồi dào.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm thanh khoản và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, bức tranh kinh doanh quý I/2025 của ngành tiếp tục cho thấy sự phân hóa rõ nét giữa nhóm công ty đầu ngành và phần còn lại.
Những tên tuổi lớn như các công ty chứng khoán SSI, TCBS, VPS hay VIX vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhờ lợi thế quy mô và sự hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ, trong khi nhiều công ty vừa và nhỏ đang gặp khó với biên lợi nhuận suy giảm và chi phí vốn ngày càng đè nặng.
Các “ông lớn” tăng trưởng bất chấp thị trường kém sôi động
Mặc dù giá trị giao dịch bình quân trên thị trường giảm 24%
so với cùng kỳ, xuống chỉ còn khoảng 18.000 tỷ đồng/phiên, việc không còn phụ
thuộc vào mảng môi giới với mức cạnh tranh về phí ngày càng gay gắt phần nào giúp
các “ông lớn” trong ngành duy trì kết quả kinh doanh khả quả với tiềm lực vốn dồi
dào, đặc biệt ở nhóm đầu ngành và nhóm nhận được sự hỗ trợ từ các ngân hàng mẹ.

Theo đó, nhóm công ty này vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan nhờ dư nợ cho vay ký quỹ (margin) và mở rộng các mảng dịch vụ đầu tư.
Chứng khoán SSI – đơn vị có vốn hóa lớn nhất ngành báo lãi trước thuế 1.017 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động đạt 2.100 tỷ đồng (tăng gần 10%), trong đó riêng hoạt động kinh doanh chứng khoán đóng góp 1.040 tỷ đồng, tăng 15%.
Dư nợ cho vay ký quỹ tăng mạnh 23,5% đạt 26.920 tỷ đồng – lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD. SSI giữ vững vị trí thứ hai về thị phần môi giới trên HOSE (9,93%), chỉ xếp sau VPS.
Tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thị phần trên cả ba sàn với 16,94% tại HOSE, Chứng khoán VPS ghi nhận lợi nhuận trước thuế 918 tỷ đồng (tăng 46%), dù doanh thu giảm 6% còn 1.470 tỷ đồng do mảng môi giới sụt giảm mạnh 40%.
Lợi nhuận từ cho vay margin tăng 27% lên hơn 500 tỷ đồng, còn mảng tự doanh tăng trưởng ấn tượng 68%, đạt 224 tỷ đồng. Dư nợ margin tăng mạnh 47% lên 18.340 tỷ đồng.
Trong khi đó, TCBS - công ty con của Techcombank, dẫn đầu ngành về lợi nhuận với 1.310 tỷ đồng trước thuế, tăng 13% so với cùng kỳ và 40% so với quý trước. Doanh thu từ cho vay margin đạt 720 tỷ đồng (tăng 28%) với dư nợ đạt kỷ lục gần 30.500 tỷ đồng.
Ngoài ra, TCBS cũng tiếp tục dẫn đầu về phân phối sản phẩm đầu tư, với doanh số chứng chỉ quỹ tăng gấp 6,7 lần lên 5.900 tỷ đồng và 18.000 tỷ đồng trái phiếu phân phối ra thị trường.
Ở một diễn biến khác, Chứng khoán VIX tạo bất ngờ khi doanh thu tăng gần
gấp ba lần lên gần 980 tỷ đồng, trong đó 80% đến từ hoạt động đầu tư tài chính,
đặc biệt là tự doanh.
Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 372 tỷ đồng – tăng hơn 2,3 lần so với cùng kỳ. Với tỷ lệ cho vay/vốn chủ sở hữu dưới 40%, VIX còn nhiều dư địa tăng trưởng trong các quý tiếp theo.
Một số công ty khác cũng tận dụng tốt các lợi thế riêng để ghi nhận kết quả tích cực. Thành viên của MB Group - Chứng khoán MB (MBS) báo lãi sau thuế 270 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ khi niêm yết.
Trong kỳ, chi phí hoạt động MBS giảm mạnh tới 60%, hỗ trợ cho doanh thu chỉ giảm nhẹ và mảng môi giới suy giảm rõ nét.
Sức ép dành cho nhóm vừa và nhỏ
Trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm đầu ngành, các công ty chứng khoán vừa và nhỏ đang đối mặt với nhiều lực cản khi dư địa tăng trưởng bị thu hẹp, trong khi chi phí vốn và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
Đà suy giảm ở các mảng dịch vụ truyền thống như môi giới, tự doanh, đặc biệt là phát hành trái phiếu, đã kéo tụt kết quả kinh doanh của không ít đơn vị trong quý I năm nay.
Một số công ty tuy vẫn ghi nhận lãi nhưng biên lợi nhuận bị bào mòn đáng kể. Chẳng hạn, DSC – vốn là một trong những tên tuổi năng động trong nhóm này – ghi nhận lợi nhuận trước thuế 67 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ, dù hoạt động cho vay ký quỹ tăng trưởng 20%.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm trong mảng môi giới và tự doanh, khiến nỗ lực tăng trưởng từ mảng cho vay không đủ bù đắp.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Chứng khoán Guotai Junan (GTJN), khi lợi nhuận sau thuế lao dốc 33% chỉ còn 4,13 tỷ đồng, trong bối cảnh doanh thu môi giới giảm tới 34%.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém sôi động cũng ảnh hưởng nặng nề đến các công ty có thế mạnh trong mảng này. Chứng khoán HD (HDS) là ví dụ điển hình khi doanh thu quý I giảm tới 65% xuống 244 tỷ đồng, trong đó riêng mảng dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu gần như "đóng băng", chỉ thu về 15 tỷ đồng – giảm tới 97% so với cùng kỳ.
Thậm chí, một số đơn vị nhỏ hơn đã bắt đầu ghi nhận khoản lỗ ngay trong quý đầu năm. Chứng khoán CV (CVS), công ty quy mô nhỏ, chỉ đạt doanh thu vỏn vẹn 5 tỷ đồng – chủ yếu từ các khoản đầu tư nắm giữ đến đáo hạn – trong khi chi phí môi giới và quản lý lên tới hơn 11 tỷ đồng, khiến công ty báo lỗ ròng.
Dẫu vậy, bức tranh không hoàn toàn u ám. Một vài công ty vẫn nỗ lực cải thiện hiệu quả nhờ chiến lược tập trung và sự hậu thuẫn từ các tổ chức lớn.
Đơn cử như KAFI – đơn vị thành viên của VIB – đã trở thành điểm sáng hiếm hoi trong nhóm này với mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 175%, đạt 73 tỷ đồng.
Thành công của KAFI phần lớn đến từ chiến lược tập trung vào các khoản đầu tư ngắn hạn, tối ưu hóa nguồn vốn và kiểm soát chi phí hiệu quả, qua đó giúp doanh thu hoạt động tăng gấp 2,7 lần lên 380 tỷ đồng.
Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cũng công bố báo cáo tài chính quý I với tổng doanh thu đạt 561,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 325,7 tỷ đồng, dù giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn bám sát mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Cuộc chơi đang nghiêng về các “ông lớn”
Kết quả quý I/2025 cho thấy sự phân hóa rõ nét về hiệu quả
hoạt động trong ngành chứng khoán.
Trong khi các công ty nhỏ vật lộn với áp lực chi phí và thị phần co hẹp, những doanh nghiệp đầu ngành tiếp tục tận dụng lợi thế quy mô, nguồn vốn dồi dào, và đặc biệt là nhóm tận dụng hệ sinh thái ngân hàng mẹ để tăng tốc như MBS, SHS hay Kafi.
Trong ngắn hạn, xu hướng miễn phí giao dịch, hạ lãi suất margin để cạnh tranh thị phần sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận toàn ngành.
Tuy nhiên, những công ty lớn với năng lực tài chính vững vàng có thể chịu đựng được áp lực này và thậm chí sử dụng nó như một công cụ loại bỏ đối thủ yếu hơn.

Theo đánh giá từ các chuyên gia của Công ty chứng khoán An Bình (ABS), sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty chứng khoán liên kết ngân hàng những năm gần đây không phải là hiện tượng nhất thời, mà là kết quả của một chiến lược dài hạn và bài bản.
Những “đứa con” của các ngân hàng thương mại này không chỉ được hỗ trợ bởi tiềm lực tài chính dồi dào mà còn tận dụng được tệp khách hàng khổng lồ từ hệ sinh thái ngân hàng mẹ — từ khách hàng cá nhân đến doanh nghiệp, từ các nhu cầu tiết kiệm truyền thống cho tới những nhu cầu tài chính – đầu tư phức tạp hơn.
Sự hậu thuẫn đó giúp họ dễ dàng hơn trong quá trình tăng vốn, mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm.
Điển hình như ACBS – công ty chứng khoán trực thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – đã được chấp thuận nâng vốn điều lệ thêm 3.000 tỷ đồng, đưa tổng vốn điều lệ lên mức 10.000 tỷ đồng, chính thức lọt vào nhóm Top 5 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.
Đây không chỉ là lợi thế về quy mô, mà còn mở rộng đáng kể “dư địa” cho các nghiệp vụ như cho vay ký quỹ, đầu tư tự doanh hay tham gia vào các thương vụ tài chính lớn.
Không chỉ vậy, với sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ, nhiều công ty chứng khoán trong nhóm này còn tham gia sâu hơn vào các hoạt động đầu tư gián tiếp, đặc biệt là ở mảng trái phiếu doanh nghiệp với những tên tuổi như TCBS, HSC hay VIX.
Tuy nhiên, chính chiến lược đẩy mạnh đầu tư vào một số khách hàng lớn cũng đi kèm rủi ro tập trung cao hơn, nhất là trong bối cảnh thị trường vốn chưa hoàn toàn bình ổn và niềm tin nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu còn cần thời gian để phục hồi.
Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Né cú sập chứng khoán, SHS dồn lực quản lý tài sản
Thay vì lao vào cuộc đua giảm phí, SHS sẽ tập trung nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, quản lý tài sản.
Chứng khoán 'trắng bên mua' sau lệnh áp thuế của ông Donald Trump
Thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc gần 90 điểm khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới vượt xa so với dự báo.
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
'Đông nhưng không mạnh', ABBank quyết liệt tái cấu trúc sau năm kinh doanh ảm đạm nhất
Một trong những trụ cột để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn gấp đôi trong năm 2025 của ABBank là chiến lược cải tổ toàn diện bộ máy tổ chức, hướng đến tinh gọn, hiệu quả và số hóa.
Lợi nhuận LPBank gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng trong quý I
Kết thúc quý I năm 2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, tạo bước đệm vững chắc để ngân hàng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm nay trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.
Vietinbank dẫn đầu 'big 4' trong làn sóng tinh gọn, cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch
Tại đại hội cổ đông thường niên 2025, ban lãnh đạo Vietinbank đã chia sẻ kế hoạch tinh gọn hệ thống quy mô lớn.
Toàn cảnh lợi nhuận công ty chứng khoán quý I: To bứt tốc, nhỏ hụt hơi
Trong khi các công ty nhỏ vật lộn với áp lực chi phí và thị phần co hẹp, những doanh nghiệp đầu ngành tiếp tục tận dụng lợi thế quy mô, nguồn vốn dồi dào.
Toàn cảnh ngày đầu vận hành nhà ga sân bay hiện đại bậc nhất Việt Nam
Ngày 19/4, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Gamuda Land Việt Nam thúc đẩy cam kết ESG
Hoạt động trồng cây ở TP.HCM và Hải Phòng tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy các giá trị môi trường, xã hội và quản trị của Gamuda Land Việt Nam.
Sau Tràng An và Tam Chúc, Xuân Trường muốn 'đánh thức' Phố Hiến cổ bằng dự án tỷ đô
Xuân Trường đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ tại Hưng Yên với mục tiêu biến nơi đây thành điểm đến văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Vingroup khởi công siêu đô thị du lịch trên biển Cần Giờ
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.