Nhiệt điện đã có một năm thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài với 3 dự án tỷ đô nằm trong top 10 dự án FDI lớn nhất thu hút được trong năm qua.
Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 là dự án FDI có tổng vốn đầu tư lớn nhất năm 2017.
Báo cáo của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết, năm 2017, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 29,6 tỷ USD, mặc dù số lượng dự án được cấp phép mới hoặc tăng vốn giảm so với năm trước.
Theo Jetro, số liệu thống kê này không bao gồm việc góp vốn, góp cổ phần hay mua lại cổ phần, do đó không khớp với con số 35,88 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài mà Cục Đầu tư nước ngoài công bố cách đây chưa lâu. Nhiều số liệu khác liên quan đến các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư cũng sẽ thay đổi theo.
Cụ thể, theo Jetro, năm 2016, có 3.862 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư 22,38 tỷ USD, trong khi năm 2017 chỉ có 3.779 dự án. Số lượng dự án đăng ký mới năm 2017 tuy có giảm về lượng nhưng tăng về chất, chỉ tính riêng 5 dự án FDI lớn nhất đã đạt tổng vốn đăng ký lên tới hơn 11,2 tỷ USD.
Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam trong năm qua với 566 dự án, tổng vốn đầu tư 8,64 tỷ USD, tăng 7 lần so với năm 2016.
Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia có số lượng dự án đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong năm qua với 1.287 dự án nhưng tổng vốn đăng ký chỉ đạt hơn 7,6 tỷ USD, đứng thứ 2 sau Nhật Bản.
Singapore đứng thứ 3 với 256 dự án, vốn đầu tư hơn 4,6 tỷ USD. Chỉ tính riêng Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã chiếm 70% tổng vốn FDI trong năm 2017.
Các thứ tự tiếp theo lần lượt thuộc về Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan với số vốn tương ứng 1,6 tỷ USD, 1,3 tỷ USD và 1,1 tỷ USD.
Trong khi hầu hết vốn đầu tư của Nhật Bản và Singapore đều đổ vào các dự án mới, thì Hàn Quốc lại có sự phân chia khá cân bằng với 1/2 tổng vốn cho dự án mới và 1/2 cho dự án mở rộng.
Sự vượt trội của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore còn thể hiện rõ nét qua top 10 dự án có vốn đầu tư được cấp phép lớn nhất trong năm quq khi Nhật Bản và Singapore đều có 3 dự án, trong khi đó Hàn Quốc có 2 dự án.
Cũng trong top 10, có tới 3 tỷ USD nhất đều là xây dựng nhà máy nhiệt điện với tổng vốn gần 7,4 tỷ USD.
Top 10 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép lớn nhất năm 2017:
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.