Tiêu điểm
TP.HCM cân nhắc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Các chuyên gia nhận định, dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nếu được triển khai sớm sẽ là bước đột phá không chỉ cho TP.HCM mà cả Đông Nam Bộ.
Dự án Cảng quốc tế Cần Giờ do liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Công ty CP Cảng Sài Gòn và Mediterranean Shipping Company đề xuất. Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ gần 129.000 tỷ đồng, chia thành 7 giai đoạn thực hiện; trong đó, giai đoạn đầu dự kiến hoàn thành năm 2027 và giai đoạn cuối sẽ hoàn thành năm 2045.
Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast), đơn vị được giao lập đề án cảng trung chuyển Cần Giờ cho biết, vị trí cảng đang được đề xuất ở khu vực trong vùng chuyển tiếp và không ảnh hưởng vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Dự án định hướng phát triển các công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại gắn liền với việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái theo hướng phát triển bền vững. Theo ông Tuấn, yêu cầu tiên quyết khi triển khai dự án là phải hình thành một cảng trung chuyển quy mô quốc tế, đồng thời đáp ứng việc di dời các cảng ở khu vực nội đô, thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động.

Cần Giờ có vị trí tiếp giáp Biển Đông, nằm giữa hai cửa sông lớn. Nơi đây thuộc tuyến hàng hải quan trọng trong hệ thống cảng biển và đủ điều kiện phát triển cảng quốc gia, trung chuyển quốc tế.
Dự kiến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có quy mô bến chính dài gần 7 km, khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất hiện nay (24.000 teus - tương đương 24.000 container loại 20 feet).
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ nhận định dự án này đang có các điều kiện thuận lợi để triển khai như vị trí dự tính xây dựng nằm trong quy hoạch và nhà đầu tư là hãng tàu biển đứng tốp đầu thế giới, có nhiều kinh nghiệm.
Ông Lịch cho rằng, dự án triển khai sớm sẽ là bước đột phá không chỉ cho TP.HCM mà cả Đông Nam Bộ, bởi hình thành cửa ngõ giao thương tầm cỡ quốc tế. Cảng Cần Giờ cũng được cho sẽ không ảnh hưởng hoặc cạnh tranh khu Thị Vải - Cái Mép ở Bà Rịa - Vũng Tàu, mà cả hai sẽ tạo thành một hệ thống cảng biển cho vùng.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất khi triển khai dự án là việc đảm bảo hiệu quả kinh tế mà không ảnh hưởng đến môi trường vì Cần Giờ có khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn, được coi là "lá phổi xanh" của thành phố.
Cục trưởng Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng nhìn nhận khi cảng đi vào hoạt động, 70-80% hàng hóa trung chuyển về đây. Việc này sẽ giúp giảm chi phí logictics, bởi lâu nay hàng hóa phải trung chuyển qua đi Singapore, khiến doanh nghiệp phải chịu chi phí cao hơn.
Còn Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, ông Lê Duy Hiệp cho rằng cảng trung chuyển Cần Giờ phù hợp với mô hình một cảng tầm vóc khu vực. Do đó, khi công trình hình thành là động lực để phát triển đội tàu container ở Việt Nam, đồng thời tạo ra một khu đô thị biển Cần Giờ, kéo theo phát triển các trung tâm logistics lớn.
Nhưng để trở thành cảng trung chuyển quốc tế như Singapore thì đòi hỏi ngoài đầu tư hạ tầng cần áp dụng công nghệ hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường, yêu cầu Sở Giao thông vận tải cùng các bên liên quan hoàn thành đề án trong tháng 5/2023. Trong đó, quan trọng nhất là đánh giá kỹ giữa sự phát triển cảng biển và bảo vệ môi trường.
Những điểm sáng của ngành cảng biển trong năm 2023
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.