Diễn đàn quản trị
Trăn trở nỗi lo thiếu người tài giúp sức khi khởi nghiệp
Khởi nghiệp trong giai đoạn đầu thường gặp khó khăn về vấn đề tuyển dụng. Đó là chưa kể DN chỉ có quỹ lương khiêm tốn, danh tiếng chưa nhiều, nên khó có thể thu hút, duy trì các nhân sự tốt. Vậy làm sao để giải bài toán quản trị nhân sự lúc này?
Trong chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công số 15, chúng ta đã được nghe cuộc tranh biện sôi nổi giữa CEO và cổ đông sáng lập của một doanh nghiệp trong ngành bánh ngọt. Sau 2 năm hoạt động, DN đã định hình được thị trường và doanh số ngày càng tăng.
Từ đây, DN tăng đầu tư, tuyển dụng thêm người và mở ra rộng các điểm bán ở địa bàn lân cận. Tuy nhiên, khi mở rộng thêm điểm bán, tình hình kinh doanh bộc lộ nhiều bất ổn.
Nguyên nhân là do DN mở rộng nhanh, đội ngũ nhân sự tăng nóng, mà công ty lại chưa có thương hiệu nên không tuyển dụng được những nhân sự có chuyên môn cao. Trong khi đó, những nhân sự ban đầu của DN lại chưa thực sự đủ trình độ để đào tạo cho nhân sự mới.
Trước tình hình này, CEO đã đề xuất với các cổ đông sáng lập tuyển nhân sự chuyên nghiệp về để đảm bảo phát triển DN ổn định.
Trong khi đó, phía các cổ đông cho rằng, cách làm này vừa tốn kém lại có thể không hiệu quả. Đó là chưa kể, việc tuyển người phù hợp thường rất lâu mà chưa chắc đã tuyển được người như ý, và không phải ai cũng dễ thích nghi, phát huy tốt vai trò của mình.
Đi tìm lời giải cho bài toán này, giúp doanh nghiệp có thể phát triển ổn định là sự góp mặt của ông Bùi Tiến Thành - Giám đốc Công ty Thương mại Tiến Thành Thảo; cùng 2 chuyên gia là ông Phùng Việt Thắng - nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FIS) và ông Hồ Minh Tâm - Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng.
Theo ông Hồ Minh Tâm - Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng, trước khi nghiên cứu lời giải cho bài toán trên, DN phải đánh giá lại phương pháp quản trị áp dụng cho các nhân viên, từ cấp thấp cho tới cao ở thời điểm hiện tại.
“Trước khi quyết định tuyển mới nhân sự, chủ DN nên thử khơi gợi, động viên để các nhân viên hiện tại để họ phát huy hết được tiềm năng, cũng như sự sáng tạo của mình. Trước kia, trong giai đoạn tăng trưởng nóng, có thể vì chủ quan mà nhiều DN đã bỏ qua hoạt động quản trị nhân sự, dẫn tới tình trạng nhân viên không thể hiện hết được năng lực của mình, mà chỉ chăm chăm kiếm tiền, chạy doanh số”, ông Tâm nói.
Sau đó, DN mới đưa ra các chính sách phân bổ và đào tạo dành cho các nhân sự tiềm năng, minh bạch cũng như công khai các tiêu chí đó tới toàn thể nhân viên trong công ty.
Mục đích của hành động này là để cả nhân viên cũ và mới cảm thấy bản thân được đối xử công bằng, rằng họ đang được làm việc trong một môi trường lành mạnh, nếu có cố gắng, họ sẽ được thăng tiến so với công việc hiện tại.
Còn theo ông Phùng Việt Thắng - nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FIS), khi phát triển một DN, ông không bao giờ nghĩ tới con người ngay, mà sẽ luôn đặt câu hỏi, những con người đó để làm gì. Từ đó, DN mới có thể định nghĩa được nhân sự mà chúng ta thực sự cần.
Ông Thắng cho rằng, giá trị của một DN nằm ở nhiều công đoạn khác nhau, từ sản xuất cho đến đầu ra, từ phân phối cho đến bán lẻ… Tuy nhiên, chỉ khi DN bóc tách được con đường hướng thành công của mình gồm những công đoạn, bước tiến gì, thì mới chọn ra được người chịu trách nhiệm các quy trình đó – chính là nhân sự.
Ở đây, nên hiểu rộng ra, ngay từ đầu, chủ DN phải định hình nhân sự và quy trình là 2 yếu tố gắn liền với nhau. Quy trình lập ra để công ty phát triển, nhưng người vận hành quy trình đó phải là con người – nhân sự.
Tất nhiên, nhân sự sẽ có người làm chuyên môn, nhưng cũng có người thực hiện vai trò quản lí. Tùy vào kĩ năng, cũng như nội lực của từng nhân sự, chủ DN sẽ biết nên bồi dưỡng thêm điều gì và bồi dưỡng thêm cho ai, tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực như bài toán quản trị nêu trên.
Ngoài ra, hai chuyên gia đã cố vấn cho CEO các phương pháp để DN quản trị nhân lực hiệu quả nhất. Đó là phương pháp nào? Cùng đón xem chương trình CEO – Chìa khóa thành công số 16 với chủ đề: "Khởi nghiệp - Quản trị nhân sự" để có được câu trả lời.
CEO – Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Bia Hà Nội, PwC Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC). Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh “Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân” trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO – Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.
Luôn sẵn sàng thưởng nóng cho nhân viên: Chưa hẳn đã là cách quản trị tốt
Luôn sẵn sàng thưởng nóng cho nhân viên: Chưa hẳn đã là cách quản trị tốt
Doanh nghiệp nọ ra chính sách thưởng "nóng" 500.000 VNĐ cho nhân viên đóng góp được ý kiến cho công ty. Tưởng rằng đây là cách kích thích sự sáng tạo, nhưng kết cục mà doanh nghiệp nhận về lại không như mơ.
"Cấp quản trị và CEO Việt Nam đang đuối, không thể vào công nghệ 4.0"
Không thể vào công nghệ 4.0 nếu bạn chưa là CEO 4.0, chúng ta còn thiếu quá nhiều CEO có thể thay đổi kịp với cạnh tranh thị trường, khoan nói về thị trường lao động.
Khởi nghiệp dễ gặp trái đắng nếu không quản trị nhân sự chuyên nghiệp từ đầu
Phần lớn các công ty khởi nghiệp phá sản trong 5 năm đầu hoạt động. Và dù có tồn tại được sau 5 năm, 90% doanh nghiệp khởi nghiệp không có khái niệm quản trị nhân sự trong thời gian này.
Bí kíp quản trị của các tập đoàn tỷ đô Thái Lan
Để bứt phá trong tương lai, các doanh nghiệp Việt luôn phải bám sát vào nhu cầu - xu hướng tiêu dùng của khách hàng và đầu tư thích đáng cho công nghệ.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.