Tranh cãi việc xây đô thị dọc đường Vành đai 4 Hà Nội

An Chi Thứ bảy, 11/06/2022 - 14:55

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất khai thác quỹ đất dọc hai tuyến Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP. HCM để tránh lãng phí và tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đề xuất khai thác quỹ đất dọc hai tuyến Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP. HCM

Tại chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường Vành đai 3 TP. HCM. Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần quy hoạch, tính toán để khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường dự án, tránh lãng phí.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Hà Nội cho rằng, việc hình thành các tuyến đường này không chỉ mở rộng không gian phát triển đô thị, giảm đi áp lực về giao thông cho các đô thị trung tâm mà còn tạo nên một sự kết nối về không gian phát triển cho cả vùng.

Các tuyến đường này khi được xây dựng sẽ không chỉ phát triển cho vùng mà còn phát triển cho lưu thông hàng hóa trong cả nước. Những tuyến đường này đã được đưa vào kế hoạch phát triển ở giai đoạn 2010 và 2020, nhưng do khó khăn nguồn lực cho nên đến thời điểm này mới có điều kiện xem xét. Chính vì vậy, theo ông Cường, không có lý do gì trì hoãn thêm nữa.

Có nên xây khu đô thị dọc đường vành đai 4 Hà Nội?
Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn Hà Nội

Đáng chú ý, theo đại biểu này, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô và đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đều là đường cao tốc nhưng khác hoàn toàn với các tuyến đường cao tốc khác mà đây là cao tốc của vành đai. Khi tuyến đường này hình thành, các khu vực lân cận quanh đường sẽ hình thành lên các trung tâm đô thị, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối. Đây chính là một nguồn lực rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế vùng.

Thời gian qua, khi mới chỉ có thông tin Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường này, giá đất đai ở đây đã rất sôi động, giá tăng lên rất nhiều lần. Ông Cường lấy dẫn chứng và cho rằng, nếu không có biện pháp khai thác, nguồn lực này sẽ bị lãng phí. 

Do đó, cùng với việc phê duyệt chủ trương xây dựng tuyến đường này, đại biểu đề nghị Chính phủ nên đề xuất với Quốc hội có một cơ chế đặc thù để khai thác nguồn lực này. 

Cơ chế được thực hiện theo phương thức quy hoạch đồng thời tuyến đường với khu vực hai bên đường để hình thành nên các khu đô thị hiện đại, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối, các trung tâm trung chuyển hàng hóa. 

Việc này khác so với việc thực hiện các dự án BT trước đây. BT trước đây là dạng đổi đất lấy hạ tầng, còn đây là thực hiện cơ chế thị trường để đấu thầu các dự án và đấu thầu các công trình xây dựng. Khi tiến hành đấu thầu các dự án này sẽ có được các khu đô thị hiện đại, khai thác nguồn lực và tránh tình trạng phát triển tự phát, ông Cường nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) cũng cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện các tuyến đường vành đai cần quản lý tốt đất đai dọc tuyến đường ngay từ khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án nhằm ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, chờ dự án để đòi bồi thường hoặc xây dựng trên hành lang giao thông. 

Đồng thời, các cơ quan quản lý cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các địa phương có dự án đi qua trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án để địa phương chủ động trong việc bố trí vốn, bố trí địa điểm tái định cư ngay từ ban đầu khi đề án được phê duyệt. 

Còn theo đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau), việc xây dựng các dự án đô thị, các khu công nghiệp ở tuyến kết nối dự án đường Vành đai 3 TP. HCM và Vành đai 4 vùng Thủ đô là rất cần thiết. 

"Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức về hiệu quả của đầu tư công không chỉ là về giao thông mà đằng sau đó là địa tô chênh lệch do Nhà nước tạo ra từ hoạt động đầu tư công. Lâu nay do không đánh giá vấn đề này cho nên mất đi một nguồn lực quan trọng, đó là thu được chênh lệch địa tô từ tác động kinh tế của dự án, bà Vân nhấn mạnh.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải song hành với việc triển khai dự án là xây dựng các dự án liên kết khai thác quỹ đất ở hành lang của các dự án giao thông này, đặc biệt là khu đô thị, khu công nghiệp và cả những khu vực đất cho thuê để khai thác giá trị địa tô, thu về cho ngân sách bù đắp cho chi phí làm đường. Đại biểu nhấn mạnh, đầu tư công không có nghĩa là đầu tư miễn phí mà cần phải khai thác để thu về địa tô chênh lệch cho Nhà nước.

Có nên xây khu đô thị dọc đường vành đai 4 Hà Nội? 1

Trong khi đó, ở quan điểm ngược lại, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) cho rằng, việc khai thác quỹ đất hai bên đường cao tốc, phải học tập kinh nghiệm các nước. 

Lấy dẫn chứng tại các tuyến đường cao tốc, theo ông Nghĩa: "Từ TP. HCM đi Đà Lạt đường cao tốc đi 4 tiếng đồng hồ thì bây giờ có khi đi 7 tiếng, từ Sài Gòn lên Tây Nguyên đi 6 tiếng, bây giờ là phải 8 tiếng. Các con đường cao tốc trở thành trung tốc và từ trung tốc xuống thành hạ tốc". 

Ông Nghĩa cho rằng nguyên nhân của vấn đề trên là do khai thác quỹ đất không đúng cách. 

Ở nhiều quốc gia, các đường cao tốc chỉ cho phép các trạm xăng và các điểm dừng chân ăn uống nhẹ, không cho phép các khu dân cư mở để cắm vào các đường cao tốc như cách Việt Nam làm hiện nay. Do đó, việc phát triển đô thị dọc các tuyến đường cần nghiên cứu kỹ lưỡng, ông Nghĩa nhận định.

“Thỏi nam châm” hạ tầng hút đô thị dịch chuyển về phía Đông Hà Nội

“Thỏi nam châm” hạ tầng hút đô thị dịch chuyển về phía Đông Hà Nội

Bất động sản -  2 năm
Đô thị Hà Nội đang tìm cách thay “chiếc áo chật” bằng những không gian phát triển mới. Với những lợi thế về hạ tầng, khu vực phía Đông đang bứt tốc nhanh hơn, thu hút làn sóng cư dân dịch chuyển về sinh sống ngày càng mạnh mẽ.
“Thỏi nam châm” hạ tầng hút đô thị dịch chuyển về phía Đông Hà Nội

“Thỏi nam châm” hạ tầng hút đô thị dịch chuyển về phía Đông Hà Nội

Bất động sản -  2 năm
Đô thị Hà Nội đang tìm cách thay “chiếc áo chật” bằng những không gian phát triển mới. Với những lợi thế về hạ tầng, khu vực phía Đông đang bứt tốc nhanh hơn, thu hút làn sóng cư dân dịch chuyển về sinh sống ngày càng mạnh mẽ.
Bất động sản tích hợp: Hình thái đô thị 'gà đẻ trứng vàng'

Bất động sản tích hợp: Hình thái đô thị 'gà đẻ trứng vàng'

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Bất động sản tích hợp đang trở thành xu hướng phát triển cũng như ưu tiên lựa chọn của khách hàng những năm gần đây. Nhưng để sở hữu nhiều chức năng trong một dự án thì khu vực nội thành Hà Nội liệu còn có cơ hội?

Dấu ấn Tập đoàn Geleximco qua những dự án khu đô thị được quy hoạch bài bản

Dấu ấn Tập đoàn Geleximco qua những dự án khu đô thị được quy hoạch bài bản

Bất động sản -  2 năm

Những khu đô thị được quy hoạch bài bản, đồng bộ, hiện đạị đã giúp Geleximco nhanh chóng ghi dấu ấn trên thị trường bất động sản.

Tân Á Đại Thành hợp tác Schneider Electric xây dựng giải pháp cho khu đô thị thông minh

Tân Á Đại Thành hợp tác Schneider Electric xây dựng giải pháp cho khu đô thị thông minh

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Tập đoàn Tân Á Đại Thành vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Schneider Electric Việt Nam. Theo đó, hai bên sẽ cùng nghiên cứu và triển khai các giải pháp kỹ thuật số cho khu đô thị thông minh thuộc lĩnh vực bất động sản mà Tân Á Đại Thành đang tập trung đầu tư phát triển.

“Thỏi nam châm” hạ tầng hút đô thị dịch chuyển về phía Đông Hà Nội

“Thỏi nam châm” hạ tầng hút đô thị dịch chuyển về phía Đông Hà Nội

Bất động sản -  2 năm

Đô thị Hà Nội đang tìm cách thay “chiếc áo chật” bằng những không gian phát triển mới. Với những lợi thế về hạ tầng, khu vực phía Đông đang bứt tốc nhanh hơn, thu hút làn sóng cư dân dịch chuyển về sinh sống ngày càng mạnh mẽ.

Tập đoàn TH bàn về vai trò nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Tập đoàn TH bàn về vai trò nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An đã cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới.

Kỳ vọng hàng tỷ USD từ KKR đầu tư vào Việt Nam

Kỳ vọng hàng tỷ USD từ KKR đầu tư vào Việt Nam

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Quỹ KKR đã rót hơn 2 tỷ USD vào Việt Nam thông qua các khoản đầu tư vào các tập đoàn ở nhiều lĩnh vực quan trọng như tiêu dùng, y tế, bất động sản.

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ

Leader talk -  11 giờ

Dù vẫn còn hạn chế nhưng với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và sự điều tiết hiệu quả từ Nhà nước, thị trường bất động sảnh hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025.

24 công ty Hàn Quốc tham gia phát triển đô thị mới Bắc Ninh

24 công ty Hàn Quốc tham gia phát triển đô thị mới Bắc Ninh

Bất động sản -  13 giờ

Dự án Thành phố mới Đông Nam ở Bắc Ninh được phát triển theo mô hình K-City của Hàn Quốc.

Dự án căn hộ sở hữu 3 hầm đỗ xe thông minh hiếm có ở Hà Nội

Dự án căn hộ sở hữu 3 hầm đỗ xe thông minh hiếm có ở Hà Nội

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hà Nội “khát” điểm đỗ xe, cư dân nhiều khu vực phải gửi xe vào các bãi đỗ tạm bợ, thậm chí tràn vỉa hè. Chính vì thế, những dự án có hạ tầng nội khu tốt, đặc biệt cung cấp hầm đỗ xe thông minh quy mô như Hanoi Melody Residences cực kỳ nổi bật trên bản đồ các dự án mới.

Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội

Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội

Bất động sản -  14 giờ

Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là “toạ độ vàng”.

VinFast hợp tác với 7 hãng bảo hiểm

VinFast hợp tác với 7 hãng bảo hiểm

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast cùng PVI, Bảo Việt, BIC, VBI, PTI, BSH và VNI đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt phương án bảo hiểm cho khách hàng.