Bất động sản
Tranh chấp chung cư vẫn nan giải
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát sinh các tranh chấp tại chung cư hiện nay là do chưa có sự đồng bộ và theo kịp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà/cụm tòa nhà chung cư, trong đó tập trung chủ yếu tại TP. Hà Nội và TP.HCM.
Tại Hà Nội, trong số 845 tòa nhà/cụm tòa nhà chung cư thương mại trên địa bàn thành phố, có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn phức tạp. TP.HCM hiện có 935 chung cư cao tầng thì cũng có tới 105 chung cư đang có tranh chấp ở mức độ khác nhau.
Các tranh chấp này chủ yếu đều xoay quanh mối quan hệ 4 bên là cư dân - chủ đầu tư - ban quản trị - đơn vị quản lý vận hành. Trong đó, mối quan hệ điển hình, được dư luận và pháp luật quan tâm nhiều nhất là giữa cư dân - chủ đầu tư.
Là đơn vị đầu tư và phát triển nhiều dự án chung cư lớn tại Hà Nội, ông Đặng Xuân Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư địa ốc Hải Đăng cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân là do không thống nhất diện tích thông thủy, phân định diện tích sử dụng chung, riêng và chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với phí dịch vụ.
Về diện tích thông thủy, Luật Nhà ở 2014 đã quy định cụ thể về diện tích chung cư, tuy nhiên không có quy định cụ thể về diện tích logia, hạng mục kỹ thuật. Khi phát sinh tranh chấp, chủ đầu tư kiến nghị đến Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản nhưng cũng không thể giải quyết thỏa đáng do chưa được quy định rõ ràng.
Bên cạnh đó, về phân định diện tích sở hữu chung riêng, trong hợp đồng mua bán, chủ đầu tư có quy định phần nào sở hữu của người dân, phần nào sở hữu chung hoặc bàn giao chính quyền địa phương. Tuy nhiên trong quá trình quản lý của các tòa nhà chung cư lại chưa phân định tốt nên vẫn xảy ra tranh chấp.
Sổ hồng thời hạn 50 - 70 năm sẽ khiến người dân quay lưng với chung cư?
Về chất lượng dịch vụ và phí dịch vụ, Dự thảo Luật Nhà ở đã có quy định năng lực vận hành của ban quản lý nhà chung cư. Song, phí dịch vụ quy định tại điều 168 của dự thảo quy định là phí dịch vụ khi chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư thì sẽ quy định và thỏa thuận trong hợp đồng mua bán dẫn đến tình trạng một số chủ đầu tư sau khi chốt doanh thu thì thuê đơn vị vận hành giá rẻ bên ngoài để tối ưu hóa lợi nhuận.
Nhận định về mâu thuẫn tại nhiều chung cư hiện nay, luật sư Nguyễn Minh Tuấn, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, đây là vấn đề khó tránh khỏi do việc mua bán nhà chung cư giữa cư dân và chủ đầu tư có những khía cạnh phức tạp, đặc biệt ở những căn hộ “hình thành trong tương lai”. Cư dân thường vẫn không thể tránh khỏi các bất cập như chất lượng công trình, cư dân khó có thể nắm được các thông tin như vật liệu, kết cấu, cũng như quá trình kiểm định và giám sát thi công căn hộ dẫn đến việc khi nhận bàn giao, căn hộ vẫn chưa hoặc không được kiểm định chất lượng.
Bên cạnh đó, việc bàn giao quỹ bảo trì 2% cũng vấn đề nổi cộm nhất tại các chung cư. Một phần nguyên nhân cho việc chủ đầu tư “chậm” trong công tác bàn giao phí bảo trì chính bởi vì chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho việc xử lý, cưỡng chế các trường hợp không hoặc chậm trễ bàn giao (mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ); bên cạnh đó đối với các khoản quỹ bảo trì có số tiền lớn, thậm chí lên đến hàng trăm tỷ đồng thì đây là khoản tiền không hề nhỏ đối với một số chủ đầu tư mong muốn chiếm dụng, chậm bàn giao.
Theo Khoản 2 Điều 43 Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD ngày 07/09/2021, tranh chấp về phí bảo trì trước tiên do UBND cấp tỉnh giải quyết, trong trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh thì mới khởi kiện vụ việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực tế là chính UBND cấp tỉnh cũng chưa thực sự quyết liệt được giải quyết tranh chấp này vì thiếu căn cứ pháp lý cho việc cưỡng chế thi hành. Điều này làm cho công tác “đòi tiền bảo trì” của cư dân tiêu tốn khá nhiều thời gian và gặp nhiều cản trở.
Khởi kiện thay vì căng băng rôn
Tại Hội thảo “Giải pháp cải tạo chung cư cũ và quản lý, vận hành nhà chung cư”, ông Tuấn cho rằng, nguyên nhân phát sinh các tranh chấp là do sự chưa đồng bộ và theo kịp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương không mạnh mẽ can thiệp, ngăn chặn sớm các vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong thực tiễn.
Mặt khác, ngay từ những bước đầu tiên khi mua bán chung cư, chủ đầu tư đã nắm thế chủ động khi giao kết hợp đồng trên mẫu hợp đồng và ý thức sử dụng nhà chung cư của chính các cư dân còn yếu cũng là lý do khiến tranh chấp chung cư còn nhiều căng thẳng.
Để hạn chế tranh chấp, ông Tuấn cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh trúng, đúng các tranh chấp, bất cập hiện nay trong việc quản lý vận hành nhà chung cư trên phạm vi cả nước và có chế tài đủ mạnh để xử lý.
Thứ hai, các cơ quan quản lý cần có chế tài xử lý nghiêm với các chủ đầu tư dự án nhà chung cư vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà chung cư, đặc biệt trong việc chậm bàn giao quỹ bảo trì cho ban quản trị… Giải quyết xung đột giữa các chủ thể liên quan trên nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” nhằm đảm bảo quyền lợi các bên. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức kết hợp như thương lượng, hòa giải, giải quyết của tòa án.
Thứ ba là cần xem xét việc yêu cầu bắt buộc có đơn vị quản lý chuyên nghiệp ngay từ khi chủ đầu tư dự án đưa cư dân vào ở. Chủ đầu tư cần minh bạch mọi thông tin liên quan đến khả năng phát sinh xung đột như tình hình tài chính, bàn giao kinh phí, báo cáo thu chi, sử dụng số dư, thực hiện đúng thỏa thuận sở hữu và sử dụng diện tích riêng/chung…
Thứ tư là nghiên cứu xem xét cơ chế bên thứ 3 trong việc quản lý quỹ bảo trì; kiểm soát chặt các thủ tục, đánh giá chất lượng dự án nhà chung cư trước khi bàn giao cho cư dân về ở.
Thứ năm, các ban quản lý tòa nhà cần phát huy vai trò trung gian giải quyết xung đột, ứng dụng công nghệ vào quản lý; là đơn vị khách quan, có năng lực chuyên môn. Điều này cũng đòi hỏi ban quản trị, cư dân của tòa nhà/cụm tòa nhà chung cư có sự lựa chọn nghiêm túc để có một ban quản lý tòa nhà khách quan, đảm bảo quyền lợi các bên.
Còn theo ông Tâm, Bộ Xây dựng, các cơ quan quản lý cần có quy định rõ ràng về việc quản lý, vận hành nhà chung cư như quy định diện tích chung, diện tích riêng, các tính diện tích thông thủy, logia để hạn chế những mâu thuẫn không đáng có giữa cư dân và chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, dưới góc độ chủ đầu tư, ông Tâm cho rằng, các chủ đầu tư không nên đặt ra mục tiêu lợi nhuận cao ở hạng mục vận hành, bảo dưỡng nhà chung cư mà nên coi đó là chính sách tri ân, hậu mãi cho người mua nhà, vì sự cư dân và sự phát triển chung của dự án.
Cuối cùng là chế tài đối với với một số hành vi của cư dân đối với mâu thuẫn chung cư, theo ông Tâm, việc treo băng rôn khi mâu thuẫn rất mất mỹ quan. Thay vào đó, nếu các chung cư có nảy sinh tranh chấp, cư dân có thể khởi kiện, đề nghị tòa dân sự phân xử để đảm bảo công bằng, văn minh và quyền lợi của các bên.
Chung cư Hà Nội đang tăng giá nhanh hơn TP. HCM
Căn hộ chung cư Hà Nội tiếp đà tăng giá
Sau 15 quý tăng giá liên tục, giá sơ cấp chung cư hiện nay đã cao hơn 53% so với quý I/2019.
Giá nhà liên tục leo thang, Hà Nội 'khát' căn hộ chung cư giá rẻ
Mặt bằng giá liên tục tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế, rất khó để có thể sở hữu được một chốn an cư hợp lý cho cả gia đình với mức giá “mềm” ngay tại trung tâm Hà Nội thời điểm này.
Có nên tách thời hạn sử dụng chung cư với thời hạn sử dụng đất?
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần tách thời hạn sử dụng chung cư với thời hạn sử dụng đất. Theo đó, thời hạn sở hữu chung cư là có thời hạn, khi chung cư xuống cấp sẽ cưỡng chế sửa chữa, còn thời hạn sử dụng đất của người dân vẫn là lâu dài.
HoREA phản đối sở hữu chung cư có thời hạn
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, quy định căn hộ chung cư sở hữu có thời hạn là chưa phù hợp, không đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân, thị trường bất động sản.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.