Phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn đóng góp cho cam kết COP26 như thế nào?

Phạm Sơn Thứ bảy, 11/06/2022 - 14:30

Cùng với chuyển đổi sang năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn là giải pháp cấp thiết để thực hiện hóa cam kết trung hòa carbon.

Tái chế thải ra ít khí thải carbon hơn so với sản xuất mới.

Sau cam kết đầy tham vọng tại COP26 của Thủ tướng Chính phủ, dư luận hướng sự quan tâm tới ngành năng lượng như một lĩnh vực tất yếu cần phải chuyển đổi để thực hiện được mục tiêu trung hòa carbon.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức, đơn vị nghiên cứu như McKinsey, Quỹ Ellen MacAthur… đã chỉ ra, những thay đổi trong ngành năng lượng, bao gồm sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng, sẽ chỉ giúp giảm được khoảng một nửa lượng khí thải.

Điều đó đồng nghĩa với việc cần tìm ra những giải pháp khác để giải quyết nửa phần khí thải còn lại. Kinh tế tuần hoàn được đưa ra như giải pháp cốt lõi cho vấn đề này.

Mới đây, trong Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn mới được Thủ tướng phê duyệt, một mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là đóng góp 15% mức giảm phát thải nhà kính hướng tới phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050.

Tuy nhiên, “chức năng” giảm phát thải nhà kính của kinh tế tuần hoàn không được thể hiện rõ ràng như vai trò của mô hình này đối với quản lý rác thải rắn.

Kinh tế tuần hoàn giảm phát thải nhà kính như thế nào?

Kinh tế tuần hoàn được hiểu theo cách đơn giản là một mô hình kinh doanh với đặc điểm thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” bằng việc giảm sử dụng, tái sử dụng, tái chế, phục hồi nguyên vật liệu.

Nhờ đó, mô hình kinh tế tuần hoàn giúp hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và giảm triệt để lượng rác thải xả ra môi trường. Mặt khác, những tài nguyên như rừng, nguồn nước, quần thể sinh vật… cũng sẽ được phục hồi nhờ vào kinh tế tuần hoàn.

Từ đó, Quỹ Ellen MacArthur đưa ra 3 cách kinh tế tuần hoàn tạo ra tác động giúp hạn chế lượng phát thải khí nhà kính.

Thứ nhất, nhờ vào việc kéo dài vòng đời sản phẩm, giữ nguyên vật liệu tồn tại lâu nhất trong chuỗi giá trị, kinh tế tuần hoàn giúp tiết kiệm năng lượng sử dụng cho sản xuất, chế tạo. Hoạt động khai thác khoáng sản giảm bớt, hạn chế nhiều loại khí thải độc hại, bao gồm cả khí thải carbon, lưu huỳnh, kim loại nặng…

Phục hồi thời ‘bão giá’ với kinh tế tuần hoàn

Mặt khác, nhiều sản phẩm từ kinh tế tuần hoàn như chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp; vật liệu xây dựng từ phụ phẩm công nghiệp… khi sử dụng cũng không tạo ra nhiều khí thải so với sản phẩm truyền thống.

Thứ hai, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp hiệu quả để quản lý chất thải rắn, từ đó giảm được lượng phát thải khí nhà kính xuất phát từ quá trình “chuyển ô nhiễm từ dạng rắn sang khí” do đốt rác, rác hữu cơ phân hủy…

Thứ ba, kinh tế tuần hoàn không chỉ giảm khai thác mà còn phục hồi những hệ sinh thái như rừng, tảo biển… Đây là những “bể chứa carbon” tự nhiên, vừa hấp thu hiệu quả khí thải carbon, vừa tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon có giá trị cao.

Theo Quỹ Ellen MacArthur, để giảm phát thải nhà kính hiệu quả, mô hình kinh tế tuần hoàn cần tập trung vào 5 lĩnh vực chính yếu bao gồm xi măng; nhựa; thép; nhôm và thực phẩm. Thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho 5 lĩnh vực này giúp thế giới giảm khoảng 9,3 tỷ tấn khí thải carbon, tương đương với lượng khí thải từ tất cả các hình thức vận tải trên toàn cầu.

Bên cạnh những tác động giảm phát thải trực tiếp, kinh tế tuần hoàn cũng được cho là tạo ra ảnh hưởng gián tiếp tới một số giải pháp khác, ví dụ như năng lượng sạch; điện khí hóa giao thông…

Cụ thể, theo Ủy ban Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), kinh tế tuần hoàn giúp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nhiều loại tài nguyên quan trọng phục vụ cho chuyển dịch năng lượng hay nghiên cứu phát triển xe điện, ví dụ như lithium, coban, đất hiếm…

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Phát triển bền vững -  2 năm

Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo.

Phục hồi thời ‘bão giá’ với kinh tế tuần hoàn

Phục hồi thời ‘bão giá’ với kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Kinh tế tuần hoàn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm phụ thuộc vào nguồn cung quốc tế, đồng thời xây dựng thương hiệu bền vững, đáp ứng quy định về xã hội và môi trường ngày càng nghiêm ngặt ở các thị trường tiên tiến.

Bản chất và cơ hội của kinh tế tuần hoàn

Bản chất và cơ hội của kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), kinh tế tuần hoàn cần được hiểu rộng hơn phạm vi tái chế, xử lý rác thải.

Lộ trình triển khai kinh tế tuần hoàn

Lộ trình triển khai kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Muộn nhất là đến hết năm 2023 Việt Nam sẽ có kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn, làm cơ sở để triển khai toàn diện các giải pháp thúc đẩy mô hình này.

Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Tủ sách quản trị -  43 phút

Cuốn "Xây dựng thương hiệu tinh gọn" cung cấp giải pháp hiệu quả giúp SME và startup vượt qua hạn chế nguồn lực, phát triển thương hiệu bền vững.

'Núi' tiền mặt đem về nghìn tỷ lợi nhuận cho nhóm dầu khí

"Núi" tiền mặt đem về nghìn tỷ lợi nhuận cho nhóm dầu khí

Doanh nghiệp -  1 giờ

Fitch Ratings dự báo ​​Lọc hóa dầu Bình Sơn duy trì vị thế tiền mặt ròng trong 4-5 năm tới, bất chấp giả định về giá dầu đang đà giảm cùng kế hoạch đầu tư lớn.

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Các quyền lợi chính đáng và hợp pháp của khách hàng theo các hợp đồng bảo hiểm đã ký với Manulife sẽ được Manulife đảm bảo và Techcombank cam kết sẽ đồng hành cùng với khách hàng.

Những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội còn mãi với thời gian

Những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội còn mãi với thời gian

Ống kính -  1 giờ

Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quảng trường Ba Đình... là biểu tượng của thủ đô, là nơi mà du khách trong và ngoài nước đều muốn ghé thăm khi tới Hà Nội.

Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được “săn lùng”

Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được “săn lùng”

Bất động sản -  1 giờ

Quyết định mua một căn nhà để ở hay đầu tư, khách hàng không chỉ quan tâm chất lượng, tiến độ xây hay thiết kế mà không gian và môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng.

LPBank ra mắt sản phẩm tiết kiệm online trên Viettel Money

LPBank ra mắt sản phẩm tiết kiệm online trên Viettel Money

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank cùng Viettel Digital mang đến cho khách hàng sản phẩm gửi tiết kiệm online ngay trên ứng dụng Viettel Money.

Ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Market

Ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Market

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vinhomes hôm nay ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản từ trực tuyến đến trực tiếp Vinhomes Market tại website https://market.vinhomes.vn.