Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Dự án điện mặt trời kết hợp chăn nuôi, trồng trọt trị giá khoảng 5.600 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa vẫn tiếp tục chờ phê duyệt vào quy hoạch điện quốc gia, sau khi được nhà đầu tư hàng đầu khu vực về năng lượng tái tạo đề xuất nhiều năm qua.
Khoảng 3 năm trước, Công ty Equis Việt Nam Pte.Ltd. (Singapore) gửi đề xuất đầu tư các dự án điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam tới Thủ tướng. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và đề nghị của Bộ Công thương đối với tỉnh Khánh Hòa, nhà đầu tư này đã lập hồ sơ bổ sung dự án điện mặt trời đa mục tiêu vào quy hoạch điện quốc gia và gửi tới cấp thẩm quyền.
Công ty Equis VietNam Pte.Ltd. (Equis Singapore) thành lập tháng 7/2017 tại Singapore, do ông Craig Oliver Marsh làm đại diện pháp luật. Đây là một công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của Equis Cayman. Đồng thời, Equis Cayman thuộc sở hữu của Equis Asia Fund II, L.P (gọi tắt là Equis Fund II).
Hồ sơ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn quản lý, phát triển trong ngành năng lượng mặt trời của Equis khá ấn tượng. Theo đó, Equis Singapore giới thiệu đã đầu tư/nắm giữ gần 100 dự án điện mặt trời tại các quốc gia châu Á như Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippine, Thái Lan. Chỉ tính đến hết năm 2017, Equis đã đầu tư, đưa vào vận hành gần 4,7GW điện tái tạo trải đều ở 10 nước châu Á.
Nhà đầu tư này cũng cho biết đã chạy thử thành công 100% các dự án điện mặt trời trước ngày COD (vận hành thương mại) theo yêu cầu hoặc theo đúng tiến độ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhà đầu tư tự khẳng định là đại diện cho công ty hàng đầu thị trường với nhiều dự án lớn trong ngành năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và sản xuất hydro hoạt động tại nhiều thị trường.
Về năng lực tài chính, Equis Fund II cho biết tổng tài sản (xác lập tại thời điểm 2 năm trước khi đề xuất thực hiện dự án tại Khánh Hòa) khoảng 180 triệu USD.
Chứng minh cho khả năng tài chính thực hiện dự án điện mặt trời đa mục tiêu tại tỉnh Khánh Hòa (vốn góp 31,5 triệu USD), Equis Singapore cho biết đã có Thỏa thuận hỗ trợ được ký kết giữa 3 bên (Equis Fund II, Equis Cayman và Equis Singapore).
Theo đó, trong trường hợp Equis Cayman và Equis Singapore không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn của mình vì bất cứ lý do gì, Equis Fund II cam kết hoàn tất nghĩa vụ này một cách vô điều kiện và không hủy ngang, cũng như chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp và các bên liên quan bị tổn thất, thiệt hại (nếu có).
Nói cách khác, thỏa thuận hỗ trợ nêu trên được xem như một cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ (Equis Fund II) của nhà đầu tư (Equis Singapore).
Equis Asia Fund II đăng ký kinh doanh vào tháng 8/2014 theo loại hình công ty TNHH được miễn thuế ở đảo Cayman (một trong những thiên đường thuế của thế giới) với trụ sở chính ở đường Nexus, Vịnh Camana.
Công ty này được điều chỉnh bởi hiệp định hợp danh trách nhiệm hữu hạn miễn thuế giữa Thành viên hợp danh và công ty.
3 công ty gồm QAIF Ltd (một công ty miễn thuế thành lập tại đảo Cayman), LG Super Asian Infrastruture Pty Ltd (công ty ủy thác của LG Super Asian Infrastruture Investment Trust thành lập tại Úc) và Equis Evergreen L.P (gọi chung là quỹ) tham gia vào Bản thỏa thuận cùng đầu tư (lập vào tháng 12/2014). Theo đó, quỹ sẽ thực hiện các khoản đầu tư giống nhau và đầu tư trên cùng một điều khoản bao gồm đầu tư và thu hồi cùng một thời điểm.
Đặc biệt, công ty (ở đây được hiểu là Equis Fund II) sẽ chấm dứt sau 9 năm hoạt động kể từ ngày 17/11/2015 với quyền lựa chọn gia hạn tối đa 2 lần/năm của thành viên hợp danh và ủy ban cố vấn về việc giải thể công ty. Hoạt động chính của công ty là đầu tư vào các cổ phiếu chưa niêm yết và các chứng khoán khác.
Trở lại với dự án điện mặt trời đa mục tiêu Diên Khánh (tại xã Diên Hồng, huyện Diên Khánh) với diện tích đất khoảng 369ha do Equis Singapore VietNam đề xuất. Doanh nghiệp này cho biết sẽ thành lập pháp nhân (Công ty TNHH MTV Equis Diên Khánh) để thực hiện dự án, sau khi dự án được bổ sung vào quy hoạch.
Với 907.200 tấm pin năng lượng mặt trời, nhà máy điện mặt trời Diên Khánh có công suất lắp đặt khoảng 317MWp (công suất thực 252MW). Bên cạnh đó, dự án kết hợp chăn nuôi cừu, bò (1.000-1.400 con/năm, 500 con bò sữa) và trồng nguyên liệu thức ăn cho gia súc (khoảng 500-600 tấn/năm).
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 1.680 tỷ đồng (chiếm 30%), còn lại là vốn vay công ty mẹ. Vòng đời của dự án là 25 năm kể từ thời điểm được cấp quyết định chủ trương đầu tư.
Tại thời điểm đề xuất, tỉnh chưa có quy hoạch điện mặt trời nên các địa điểm đề xuất bổ sung vào quy hoạch đều do doanh nghiệp nghiên cứu, khảo sát, đề xuất. Sau khi có chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có văn bản báo cáo Bộ Công thương xem xét, bổ sung vào quy hoạch. Đối chiếu Thông tư 16/2017 của Bộ Công thương, dự án thuộc diện trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung quy hoạch dự án điện mặt trời có quy mô công suất lớn hơn 50MW.
Hiện dự án vẫn chưa được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện lực quốc gia. Đối chiếu theo cơ cấu sở hữu của nhà đầu tư, trong trường hợp được thông qua yếu tố pháp lý và triển khai, số phận dự án (kéo dài 25 năm) sẽ khó đoán định, khi công ty mẹ (Equis Fund II) của nhà đầu tư chỉ còn tồn tại vài năm nữa.
Trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng đại diện của Equis Singapore tại Việt Nam đề xuất đầu tư ít nhất 500MW điện mặt trời vào giai đoạn 2018-2019 và hơn 2,0GW điện tái tạo (gió và mặt trời) giai đoạn 2018-2022. Đồng thời, nhà đầu tư này mong muốn được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia ngay trong tháng sau đó.
Thông qua công ty con Equis VietNam Pte.Ltd., Quỹ này cũng đầu tư 3 dự án điện mặt trời kết hợp canh tác nông nghiệp quy mô lớn (Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Thuận) và 3 dự án điện gió tại Phú Yên, Tiền Giang. Đơn vị này còn bày tỏ thiện chí sẵn sàng đầu tư 2 cụm dự án điện mặt trời tại Bình Thuận và Ninh Thuận (do EVN đang triển khai và gặp khó khăn về thu xếp vốn tài trợ từ World Bank và KfW), đồng thời tự tin hoàn thành cả 2 trước thời hạn hưởng giá mua điện ưu đãi từ Chính phủ.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?