Doanh nghiệp
Trung Nguyên kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đòi bồi thường 1.709 tỷ đồng
Đã 3 năm kể từ ngày bà Thảo bị đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực tại Tập đoàn Trung Nguyên và đẩy bà ra khỏi cương vị của người đồng sáng lập, quản lý và điều hành Tập đoàn.

Lâu nay, bà Lê Hoàng Diệp Thảo được biết đến là người đồng sáng lập thương hiệu Trung Nguyên Coffee và là vợ của Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần (CTCP) Tập đoàn Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ.
Sau những tranh chấp với ông Vũ về quyền sở hữu Trung Nguyên, bà Thảo hiện đã tách ra làm Chủ tịch sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên TNI, Tổng giám đốc CTCP Hòa tan TNI, đồng sáng lập và đồng sở hữu CTCP Tập đoàn Cà phê TNI. Bà Thảo cũng vừa cho ra mắt thương hiệu cà phê King’s Coffee.
Còn CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên (Trung Nguyên IC) là một thành viên của Tập đoàn Trung Nguyên, với thương hiệu cà phê hòa tan G7. Công ty sở hữu nhà máy cà phê thứ 5 của dự án hệ thống nhà máy cà phê hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên, có tổng số vốn đầu tư 2.200 tỉ đồng tại Bắc Giang.
Theo đơn khởi kiện, Trung Nguyên IC yêu cầu bà Thảo trả lại công ty các tài sản gồm: Chi nhánh CTCP cà phê Hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang; các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, hàng hóa... tại Lô B (B2), Khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Theo thông báo thụ lý vụ án của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Trung Nguyên IC đã khởi kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo và yêu cầu bà Thảo 6 điều:
Thứ nhất, trả cho Trung Nguyên IC các tài sản gồm: Chi nhánh CTCP cà phê Hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang, các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, hàng hóa... tại Lô B (B2), Khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Thứ hai, buộc bà Lê Hoàng Diệp Thảo chấm dứt hành vi sử dụng trái phép chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang để sản xuất sản phẩm King's Coffee.
Thứ ba, buộc bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải giao trả Trung Nguyên IC con dấu, các hồ sơ, giấy tờ pháp lý của chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang.
Thứ tư, buộc bà Lê Hoàng Diệp Thảo chấm dứt hành vi cản trở trái phép người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT, người đứng đầu chi nhánh tại Bắc Giang, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị ra vào chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp.
Thứ năm, buộc bà Lê Hoàng Diệp Thảo bồi thường cho Trung Nguyên IC số tiền thiệt hại ước tính đến tháng 4/2017 là 1.709 tỷ đồng, trả một lần ngay khi bản án có hiệu lực thi hành.
Thứ sáu, buộc bà Lê Hoàng Diệp Thảo bồi thường cho Trung Nguyên IC số tiền thiệt hại tính từ tháng 5/2017 cho đến khi bàn giao chi nhánh Trung Nguyên IC tại bắc Giang cho Trung Nguyên IC.
Trung Nguyên IC đã gửi tới tòa án Bắc Giang các tài liệu liên quan như Báo cáo thiệt hại phát sinh từ nhà máy Bắc Giang do bà Thảo gây ra từ tháng 11/2015; Thống kê thiệt hại; Bảng cân đối kế toán; Báo cáo tài chính năm 2014...

Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm tại Trung Nguyên
Trước đó, vào tháng 4/2015, TNG ra quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Thảo tại TNG.
Tháng 11/2015, TNG tổ chức họp Hội đồng quản trị để tiếp tục bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của bà Thảo tại Trung Nguyên IC.
Ngày 11 và ngày 29/3/2016, TNG tiếp tục tổ chức họp Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông để thay đổi từ người diện theo pháp luật của Trung Nguyen IC từ bà Thảo sang ông Vũ.
Sau đó, ngày 21/4/2016, TNG làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương để thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 8 từ bà Thảo sang ông Vũ.
Tháng 7/2017, TNG đệ đơn lên Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu bà Thảo giao trả nhà máy cà phê Bắc Giang (nhà máy duy nhất của Trung Nguyên mà bà Thảo đang điều hành để xuất khẩu các sản phẩm cà phê G7 ra quốc tế). TNG yêu cầu bà Diệp Thảo bồi thường số tiền 1.709 tỷ đồng vì gây thiệt hại cho Trung Nguyên IC (Công ty đang quản lý nhà máy cà phê Bắc Giang).
Ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP. HCM đã có phán quyết khôi phục tư cách Phó Tổng Giám đốc của bà Thảo tại TNG. Tuy nhiên, ngày 10/10/2017, TNG đã gửi đơn kháng cáo bản án này và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Thảo.
Ngày 7/2/2018, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án. Nhưng ngay trước phiên xét xử, TNG đã có đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm.
Trước đó, tháng 8/2017, TNG gửi đơn khởi kiện tố bà Thảo cướp con dấu của Tập đoàn nhằm bôi nhọ đến uy tín và danh dự của bà. Ngày 23/4/2018 bà Thảo đã nộp đơn kháng cáo bản án này.
Đầu năm 2018, TNG tiếp tục nộp đơn khởi kiện bà Thảo tại Tòa án nhân dân TP. HCM với những nội dung cáo buộc bà Thảo cướp, chiếm đoạt các con dấu.
Không thể ly hôn vì không kiểm toán được Trung Nguyên
Đã 2 năm rưỡi kể từ ngày bà Lê Hoàng Diệp Thảo nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân TP. HCM ngày 17/11/2015 (theo Thông báo thụ lý vụ án số 499/TB-TLVA), đến nay vụ án ly hôn giữ hai vợ chồng Trung Nguyên vẫn chưa có hồi kết.
Ngày 8/8/2017, Tòa án nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định trưng cầu kiểm toán số 2836/2017/QĐ-TCKT đối với TNG. Nội dung của Quyết định này ghi rõ: “Trưng cầu Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam (địa chỉ: Tầng 18 Tòa nhà Times Square Building, 18-22 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) thực hiện kiểm toán hoạt động kinh doanh từ ngày 01/1/2015 đến nay đối với các Công ty trực thuộc Tập đoàn Trung Nguyên (TNG)...thời hạn tiến hành kiểm toán là 90 ngày".
Tuy Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, 9 tháng qua việc kiểm toán các Công ty thuộc TNG vẫn không thực hiện được. Tới nay, vẫn chưa có chuyển biến mới. Còn theo luật sư phía bà Thảo, Tòa án hiện vẫn chưa có lịch xét xử vụ án ly hôn này.
Rắc rối về sở hữu trí tuệ nhìn từ câu chuyện của cà phê Napoli, đầu karaoke Arirang
Rắc rối về sở hữu trí tuệ nhìn từ câu chuyện của cà phê Napoli, đầu karaoke Arirang
Đăng ký sở hữu trí tuệ là chuyện đặc biệt quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải làm khi CPTPP có hiệu lực, tuy nhiên đây không phải là một công việc dễ dàng trong bối cảnh năng lực doanh nghiệp Việt hiện tại.
Tín đồ cà phê sắp có thể mua Starbucks từ Nestle
Gã khổng lồ thực phẩm của Thụy Điển Nestle sẽ trả Starbucks 7,15 tỷ USD tiền mặt để đổi lại quyền bán sản phẩm của chuỗi cà phê này ngoài những cửa hàng có sẵn.
Tại sao một ly cà phê Starbucks đắt gấp 10 lần quán cóc, dù hương vị như nhau?
Cà phê của một quán cóc chưa chắc đã kém ngon hơn một ly cà phê thương hiệu Starbucks, nhưng giá một ly Starbucks lại gấp 10 lần ly cà phê cóc.
Xây dựng thương hiệu Việt nhìn từ câu chuyện cà phê trộn lõi pin
Theo TS. Võ Trí Thành, phát triển thương hiệu là một quá trình hết sức gian nan nhưng nhiều doanh nghiệp lại đang phá hủy hình ảnh xây dựng trong nhiều năm và đánh mất niềm tin của công chúng.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.