Xây dựng thương hiệu Việt nhìn từ câu chuyện cà phê trộn lõi pin

Quỳnh Chi Thứ bảy, 21/04/2018 - 09:00

Theo TS. Võ Trí Thành, phát triển thương hiệu là một quá trình hết sức gian nan nhưng nhiều doanh nghiệp lại đang phá hủy hình ảnh xây dựng trong nhiều năm và đánh mất niềm tin của công chúng.

Xây dựng thương hiệu cần sự nỗ lực của doanh nghiệp và hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Giữa tháng 4/2018, hàng tấn cà phê trộn lõi pin Con Ó cùng nhiều nguyên liệu, phụ gia bị phát hiện tại một cơ sở sản xuất chế phẩm cà phê tại tỉnh Đắk Nông đã gây không ít xôn xao trong dư luận.

Hiện nay, cà phê đang là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tổng giá trị đạt 3,2 tỷ USD năm 2017, chỉ trong quý I/2018, con số này đạt gần 1 tỷ USD. Cà phê Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế và sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Vì vậy, mặc dù chỉ mang tính cá biệt trên thị trường, vụ việc cà phê trộn lõi pin đã ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng và thương hiệu cà phê Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. 

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như thương hiệu của cà phê Việt Nam mà còn làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

Nhìn từ câu chuyện này, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã chỉ ra không ít những thách thức không chỉ trong việc xây dựng mà còn duy trì được thương hiệu của các doanh nghiệp nói riêng và thương hiệu Việt Nam nói chung.

Chia sẻ tại hội thảo "Thương hiệu với hội nhập và Phát triển xuất khẩu bền vững", ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) chỉ ra 3 điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt khi tham gia vào thị trường quốc tế bao gồm: không có tư duy chủ động, thiếu sự liên kết hợp tác và kém hiểu biết về các cam kết quốc tế.

Xây dựng thương hiệu Việt nhìn từ câu chuyện cà phê trộn lõi pin
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

Trăn trở trong câu chuyện thương hiệu Việt, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm qua, việc nhìn nhận thương hiệu vẫn còn hạn chế và hình ảnh về sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế còn khá mờ nhạt.

Theo ông Thành, trong khi việc xây dựng và phát triển thương hiệu khó khăn như vậy, nhiều doanh nghiệp lại phá đi hình ảnh thương hiệu đã xây dựng trong nhiều năm và đánh mất niềm tin của công chúng.

Giải pháp nào để doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu?

Theo ông Đinh Hồng Kỳ, chủ tịch HĐQT Công ty CP Vật liệu xây dựng SECOIN kiêm phó chủ tịch Hội Công nghệ cao, để đưa được sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp không thể nào cạnh tranh chỉ bằng lời nói mà cần phải tạo ra giá trị riêng.

“Với những sản phẩm thủ công như doanh nghiệp của chúng tôi, khi xâm nhập thị trường thế giới đặc biệt là phân khúc thị trường cao cấp, khách hàng thường có nhu cầu cao đối với những sản phẩm tinh xảo, mẫu mã thiết kế phù hợp”, ông Kỳ chia sẻ.

Khi đã xâm nhập được thị trường thế giới, tính bền vững của việc xây dựng thương hiệu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. 

Để làm được điều đó, lãnh đạo SECOIN cho rằng các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bài bản và phải kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài để tạo nên mắt xích, chuỗi giá trị mang tính chất lâu dài.

Xây dựng thương hiệu Việt nhìn từ câu chuyện cà phê trộn lõi pin 1
Ông Đinh Hồng Kỳ.

Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Thanh Trình, giám đốc kinh doanh thị trường nước ngoài của Eurowindow cho rằng, các doanh nghiệp khi vươn ra thị trường nước ngoài cần đại diện cho thương hiệu quốc gia với sự đồng hành của các cơ quan chức năng, đặc biệt là cục xúc tiến thương mại trong việc quảng bá hình ảnh, chia sẻ và hỗ trợ để tạo dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu Việt ở các nước trong khu vực.

“Nếu để các doanh nghiệp đơn phương độc mã trên con đường vươn ra thế giới, tự xây dựng và bảo vệ thì rất khó khăn và có thể vướng phải hành lang pháp lý ở các nước sở tại”, ông Trình cho biết.

Đứng từ góc độ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Lương Ngọc Nhàn, Trưởng ban kinh tế xúc tiến thương mại (Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) nhìn nhận, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cần phải thực hiện ngay khi sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa ý thức được điều này một phần do nhận thức cũng như chưa coi trọng, quảng bá và giữ tên tuổi cho mặt hàng của mình.

Nhiều khó khăn liên quan đến những hạn chế về thông tin, kỹ năng và tài chính đã dẫn đến tâm lý của doanh nghiệp cho rằng hàng hóa của mình còn ít, giá trị chưa cao nên chưa dám xây dựng thương hiệu.

"Một số công ty, khi sản phẩm bắt đầu có uy tín thì đã bị chiếm đoạt mất thương hiệu và việc lấy lại thương hiệu rất khó khăn. Tuy nhiên không phải vì vậy mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa không xây dựng thương hiệu của mình ngay từ ngày đầu", ông Nhàn nhấn mạnh.

'Thương hiệu mạnh phải được người tiêu dùng nể trọng'

'Thương hiệu mạnh phải được người tiêu dùng nể trọng'

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Một thương hiệu mạnh không chỉ là thương hiệu có mức độ nhận biết, hay hiện diện rộng khắp mà phải là một thương hiệu được nguời tiêu dùng yêu thích và nể trọng.
'Thương hiệu mạnh phải được người tiêu dùng nể trọng'

'Thương hiệu mạnh phải được người tiêu dùng nể trọng'

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Một thương hiệu mạnh không chỉ là thương hiệu có mức độ nhận biết, hay hiện diện rộng khắp mà phải là một thương hiệu được nguời tiêu dùng yêu thích và nể trọng.
Không gian trải nghiệm The World of Heineken: Cuộc chơi thương hiệu táo bạo của Heineken tại Việt Nam

Không gian trải nghiệm The World of Heineken: Cuộc chơi thương hiệu táo bạo của Heineken tại Việt Nam

Ống kính -  6 năm

Với phần lớn là dân số trẻ, năng động và hấp dẫn với những trải nghiệm mới lạ, thị trường Việt Nam có thể xem như vùng đất tiềm năng để các chương trình trải nghiệm thương hiệu phát triển, đặc biệt là với những mô hình độc đáo như không gian trải nghiệm “The World of Heineken” đặt tại TP. Hồ Chí Minh.

Bài toán sở hữu trí tuệ thương hiệu gỗ Việt khi gia nhập CPTPP

Bài toán sở hữu trí tuệ thương hiệu gỗ Việt khi gia nhập CPTPP

Tiêu điểm -  6 năm

Yêu cầu khắt khe về sở hữu trí tuệ thương hiệu là một trong những thách thức lớn đối với ngành gỗ Việt Nam trong việc gia nhập CPTPP.

Thương hiệu lớn trong ngành hóa mỹ phẩm Việt bị ông trùm Nhật Bản thâu tóm

Thương hiệu lớn trong ngành hóa mỹ phẩm Việt bị ông trùm Nhật Bản thâu tóm

Doanh nghiệp -  6 năm

Ngữ Á Châu – doanh nghiệp chuyên sản xuất mỹ phẩm làm tóc chiếm khoảng 10% thị phần tại Việt Nam đã về tay tập đoàn Takara Belmont (Nhật Bản).

Tỷ phú cũng là 'thương hiệu quốc gia'

Tỷ phú cũng là 'thương hiệu quốc gia'

Leader talk -  6 năm

Ngày nay, khẳng định vị thế của mỗi quốc gia, không chỉ là bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, mà yếu tố hàng đầu là tiềm lực kinh tế, bao gồm cả hai vế dân giầu, nước mạnh, trong đó có sản nghiệp của các tỷ phú.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.