Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á
Tạ Đình
Thứ sáu, 18/08/2017 - 17:28
Các công ty từ Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đang ngày càng nhắm đến khu vực Đông Nam Á để đầu tư, đặc biệt là vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Một dự án hạ tầng do Trung Quốc đầu tư tại Battambang, Cam-pu-chia
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, điều này mang lại lợi ích tiềm năng khi các quốc gia này cần nâng cấp lớn đường sá, đường sắt và cảng để đáp ứng được tiềm năng kinh tế.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính rằng, các nền kinh tế đang nổi tại châu Á sẽ phải đầu tư khoảng 26 nghìn tỷ USD đến năm 2030 để xây dựng mọi thứ, từ mạng lưới vận tải đến nước sạch để duy trì tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và bù đắp sự thay đổi khí hậu.
Mặc dù tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tương đối nhỏ, ở mức 6,8% tổng dòng tiền vào năm 2015 nhưng các tập đoàn Trung Quốc đang chiếm nhiều cổ phần hơn tại các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong khu vực, theo Weiwen Ng, kinh tế gia của Tập đoàn Ngân hàng Australia & New Zealand tại Singapore.
Theo ANZ, năm 2016, Trung Quốc chiếm 14% dòng FDI vào Thái Lan, 8% ở Việt Nam và Indonesia, 6% ở Malaysia. Con số này ở Philippines chỉ dừng lại ở 0,14%.
Phần lớn các khoản đầu tư của Trung Quốc đi vào lĩnh vực năng lượng, vận tải, và bất động sản. Ba ngành này chiếm 78% tổng số hợp đồng đầu tư và xây dựng của Trung Quốc tại ASEAN từ năm 2005 đến nửa đầu năm 2017.
Cơ hội của Trung Quốc tại 10 quốc gia Đông Nam Á là rất lớn. Khu vực này sở hữu một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, như Philippines và Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng hơn 6%.
Với tổng dân số trên 620 triệu người và nền kinh tế trị giá 2,6 nghìn USD trong khu vực, tiềm năng đầu tư tại đây là rất lớn. Theo dự đoán của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đến năm 2020, khu vực này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.
Sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" sẽ tăng cường dấu ấn của Trung Quốc trong khu vực này. Các dự án có thể nhận được tài trợ bao gồm một tuyến đường sắt cao tốc mới chạy từ Nam Trung Quốc qua Lào tới bờ biển phía đông của Thái Lan, cùng với các dự án đường sắt ở Lào, Indonesia và Thái Lan.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.