TS. Nguyễn Đức Thành: Dừng xuất khẩu gạo chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích

An Chi Thứ sáu, 03/04/2020 - 14:34

TS. Nguyễn Đức Thành, thành viên Liên minh Chính sách nông nghiệp Việt Nam cho rằng, Chính phủ không nên dừng xuất khẩu gạo hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch vào thời điểm hiện nay.

Ông Thành cho rằng, dừng xuất khẩu gạo chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước, đồng thời gây thiệt hại và phân hoá các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm. 

Nngười nông dân miền Tây chịu thiệt hại nặng nề nhất vì đang được mùa được giá, giờ lại phải bán gạo với giá rẻ vì "an ninh lương thực". Đáng nói hơn, những ngày này, trong khi Việt Nam đóng cửa xuất khẩu gạo thì Thái Lan lại đang tung hoành trên thị trường thế giới như "Triệu Tử Long cưỡi ngựa trắng trong trận Trường Bản".

TS. Nguyễn Đức Thành: Dừng xuất khẩu gạo chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành

Thái Lan đang không ngừng đẩy giá mặt hàng này lên cao. Cụ thể, ngày 26/3, gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán với giá 480 - 484 USD/tấn (bình quân 482 USD/tấn), gạo 25% tấm là 448 - 452 USD/tấn (bình quân là 450 USD/tấn).

Ngày 27/3, gạo 5% tấm tăng lên mức 493 - 497 USD/tấn (bình quân là 495 USD/tấn), gạo 25% tấm là 461 - 465 USD/tấn (bình quân là 463 USD/tấn). Đến ngày 31/3, gạo 5% tấm của Thái Lan được đẩy lên mức giá 518 - 522 USD/tấn (bình quân là 520 USD/tấn), trong khi gạo 25% đã ngưng chào giá.

Theo ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, đầu năm 2020, triển vọng xuất khẩu gạo của Thái Lan vốn rất ảm đạm do sản lượng gạo của quốc gia này trong vụ vừa qua rất thấp.

Với hạn hán đang diễn ra kể từ tháng 11, Thái Lan chỉ đủ lương thực để đảm bảo không thiếu hụt trong nước và thặng dư dưới 8 triệu tấn cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, ông Chookiat cho rằng, xuất khẩu gạo của Thái Lan đang đứng trước vận hội lớn. Giá gạo 5% tấm của quốc gia này hiện đã tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2013. 

Mặc cho nỗi lo an ninh lương thực ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, xuất khẩu gạo Thái Lan dự kiến sẽ tăng doanh số trong quý hai năm nay. Chính phủ Thái Lan cho biết, quốc gia này không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực.

Bình luận về việc Thái Lan "một mình một chợ", thao túng, đẩy giá gạo xuất khẩu, ông Thành cho rằng, Việt Nam cũng nên mở cửa cho xuất khẩu gạo trong nước.

Trước thực trạng cầu lúa gạo của thế giới đột ngột tăng cao, xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay là một cơ hội tốt. Nó không chỉ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam phục hồi trong mùa dịch mà còn cải thiện vị thế của quốc gia như một nước luôn xuất khẩu ròng lúa gạo. Việc lo sợ quá mức về thiếu hụt nguồn cung có thể sẽ khiến Việt Nam đánh mất cơ hội cho cả người sản xuất lúa gạo lẫn các nhà xuất khẩu.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, sau khi làm việc với đại diện các tỉnh thành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và 20 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất, Bộ Công thương cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Theo bộ này, dự báo các vụ lúa năm 2020 sẽ cho thu hoạch ước đạt 43,5 triệu tấn thóc. Trong đó vụ đông xuân sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc, sản lượng vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 10,8 triệu tấn.

Trong khi đó, các số liệu tổng hợp cho thấy, tổng lượng hợp đồng đã ký của các doanh nghiệp nhưng chưa giao hàng là gần 1,67 triệu tấn gạo. Lượng hiện có trong kho của các doanh nghiệp là hơn 1,7 triệu tấn gạo và 144.000 tấn thóc (tương đương 75.000 tấn gạo).

Như vậy, tình hình sản xuất lương thực của Việt Nam vẫn dư sức đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu. Sản lượng lúa gạo của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức 20 triệu tấn gạo của Thái Lan mỗi năm.

Báo cáo của Bộ Công thương cũng cho hay, Tổng cục Dự trữ nhà nước đang mua vào 300.000 tấn gạo và sẽ giữ lại thêm 400.000 tấn gạo để dự phòng. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong hai tháng 4 và 5 đạt 700.000 tấn.

“Lượng gạo xuất khẩu dự kiến trong hai tháng tới vào khoảng 800.000 tấn, trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ, ngành, Thủ tướng chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo tháng 5”, Bộ Công thương đề xuất.

Nên đánh thuế xuất khẩu gạo

Bên cạnh việc không nên áp dụng chính sách dừng xuất khẩu gạo, ông Thành cho rằng, Chính phủ nên đánh thuế đối với việc xuất khẩu mặt hàng này. Mức thuế này sẽ tạo ra sự chênh lệch giá giữa gạo trong nước phục vụ nhân dân, kho dự trữ quốc gia và giá gạo thế giới phục vụ doanh nghiệp và mang lại nguồn thu cho nhà nước.

Ông Thành lấy ví dụ, trong trường hợp đánh thuế xuất khẩu gạo là 30% giá bán, khi giá gạo thế giới là 800 USD/ tấn thì giá trong nước sẽ chỉ là 560 USD. Như vậy người dân vẫn được hưởng giá gạo tương đối thấp so với giá thế giới. 

Doanh nghiệp cũng không có động lực xuất khẩu ồ ạt vì giá gạo xuất khẩu không khác gì bán trong nước. Trong khi đó, nhà nước sẽ thu được thuế 240 USD/tấn gạo vào thẳng ngân sách.

Theo ông Thành, lợi ích lớn nhất của việc đánh thuế này là doanh nghiệp có thể chủ động được bài toán xuất khẩu. Khi giá gạo thế giới tăng, doanh nghiệp có quyền xuất khẩu bất cứ lúc nào với khối lượng tùy ý. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ biết rõ giá bán thu được là bao nhiêu với thuế suất cố định.

Qua đó, doanh nghiệp sẽ tính toán nên tích trữ chờ đợi hay bán ngay và không bị lỡ các cơ hội xuất khẩu tốt trên thế giới.

Về phía Chính phủ, ông Thành chỉ ra lợi ích của việc đánh thuế xuất khẩu gạo là Chính phủ không lo doanh nghiệp xuất khẩu ồ ạt, không lo giá gạo trong nước tăng và nguồn cung bị thiếu.

Trong khi đó, nếu dừng xuất khẩu gạo sẽ khiến doanh nghiệp và nông dân hoàn toàn bị động, không phát huy được trí tuệ và tính chủ động của họ, kéo lùi sự phát triển của thị trường.

Nhấn mạnh rằng chính sách thuế không thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà thuộc Quốc hội, ông Thành cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, Chính phủ cần coi đây là một tình huống đặc biệt để áp dụng chính sách thuế này. Thuế xuất khẩu gạo nên được áp dụng như một tình huống đặc biệt khi Chính phủ không tự tin với an ninh lương thực trong nước, mà cầu gạo thế giới thì đang gia tăng mạnh mẽ.

"Trong trường hợp không có cơ sở pháp lý để thực hiện, Chính phủ có thể áp dụng tạm thời một loại phí nhưng có chức năng giống hệt như thuế để bảo đảm đạt mục tiêu chính sách", ông Thành khuyến nghị.

Xuất khẩu gạo trong mùa đại dịch: Nên dừng hay không?

Xuất khẩu gạo trong mùa đại dịch: Nên dừng hay không?

Tiêu điểm -  5 năm
Trước nguồn cầu lúa gạo trên thế giới đột ngột tăng cao, Việt Nam có nên tranh thủ xuất khẩu hay để lại dự trữ đề phòng thiếu hụt trong nước? Dưới đây là ý kiến của các bên liên quan về vấn đề này.
Xuất khẩu gạo trong mùa đại dịch: Nên dừng hay không?

Xuất khẩu gạo trong mùa đại dịch: Nên dừng hay không?

Tiêu điểm -  5 năm
Trước nguồn cầu lúa gạo trên thế giới đột ngột tăng cao, Việt Nam có nên tranh thủ xuất khẩu hay để lại dự trữ đề phòng thiếu hụt trong nước? Dưới đây là ý kiến của các bên liên quan về vấn đề này.
Thừa lúa gạo vẫn có thể thiếu đói trong đại dịch

Thừa lúa gạo vẫn có thể thiếu đói trong đại dịch

Tiêu điểm -  5 năm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhóm dẫn đầu thế giới nhưng an ninh lương thực chỉ đứng thứ 57/113 quốc gia, mức trung bình.

Thủ tướng Campuchia kêu gọi Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chế biến gạo

Thủ tướng Campuchia kêu gọi Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chế biến gạo

Tiêu điểm -  5 năm

Thủ tướng Hun Sen vừa kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam tiếp tục đầu tư vào Campuchia để mở rộng thương mại giữa hai nước, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực chế biến gạo để xuất khẩu.

TH ra mắt nước gạo rang TH True Rice

TH ra mắt nước gạo rang TH True Rice

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Tập đoàn TH cho biết TH true RICE là sản phẩm nước gạo rang duy nhất trên thị trường đồ uống dinh dưỡng Việt Nam có vị ngọt tự nhiên từ gạo, hoàn toàn không sử dụng đường tinh luyện.

'Không cứng nhắc duy trì xuất khẩu gạo ĐBSCL với số lượng lớn'

'Không cứng nhắc duy trì xuất khẩu gạo ĐBSCL với số lượng lớn'

Phát triển bền vững -  5 năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng không nên cứng nhắc duy trì sản xuất lúa và xuất khẩu gạo số lượng lớn, chỉ giữ ở mức tối thiểu có chất lượng và lợi nhuận tốt để giữ thị trường truyền thống.

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Tiêu điểm -  17 giờ

Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  1 ngày

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 ngày

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  12 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  13 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  14 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  14 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  14 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  14 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.

Đọc nhiều