Tài chính
Tỷ giá hạ nhiệt
Sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 7, tỷ giá USD đã nhanh chóng hạ nhiệt và hiện đang ở mức thấp nhất nhiều tháng.
Ngày 20/8/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24.251 đồng, tiếp tục giảm so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD đã có 4 tuần giảm liên tiếp, kể từ ngày 22/7.
Hiện, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại đang dao động trong phạm vi 25.080 - 25.160 VND/USD.
Trong đó, nhà băng có quy mô giao dịch ngoại tệ lớn nhất hệ thống như Vietcombank đang niêm yết giá mua – bán USD ở mức 24.710 – 25.080 VND/USD. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá USD tại ngân hàng này đã giảm khoảng 350 đồng, tương đương 1,3%.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước đã liên tục giảm, với mức giá thấp hơn nhiều so với trần do NHNN quy định.
Báo cáo của NHNN cho biết trong năm 2024, đồng Việt Nam từng mất giá gần 5% so với USD . Tuy nhiên, đến đầu tháng 8, tỷ lệ này đã giảm còn 3,85%.
Tỷ giá trên thị trường tự do, giá USD đã có thời điểm lên đến 26.000 đồng nay cũng giảm mạnh vào hiện giao dịch ở mức 25.350 – 25.430 VND/USD. Đây cũng là mức giá thấp nhất kể từ tháng 3.
Tỷ giá hạ nhiệt trong bối cảnh đồng bạc xanh có dấu hiệu suy yếu sau những thông tin củng cố khả năng nới lỏng tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Xu hướng suy yếu được dự báo tiếp tục trong thời gian tới. Chỉ số DXY, đo lường sức mạnh đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt chốt tuần giảm 0,71%, xuống mức 102,4 điểm sau dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất sâu vào tháng tới, trước một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ cũng như sau những động thái bất ổn vào tuần trước.
Công ty chứng khoán MB (MBS) nhìn nhận, áp lực tỷ giá sẽ hạ nhiệt và dao động trong khoảng 25.300 VND/USD trong thời gian còn lại năm 2024 nhờ những yếu tố tích cực như: thặng dư thương mại tích cực. FDI giải ngân đạt hơn 12,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Cuối cùng là du lịch phục hồi mạnh mẽ.
Các chuyên gia MBS nhìn nhận, sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024.
Trong khi đó, ngân hàng Shinhan Việt Nam dự đoán, tiền đồng sẽ phục hồi khi Fed thay đổi chính sách tiền tệ, cùng với đó là chi tiêu đầu tư công và dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh. Shinhan dự báo tỷ giá bình quân năm 2024 có thể đạt khoảng 25.040 VND/USD.
Tỷ giá hạ nhiệt là tin tức tích cực cho nền kinh tế Việt Nam khi NHNN có nhiều cơ sở hơn để duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.
Từ đầu năm đến nay, để ổn định tỷ giá, NHNN đã phải thực hiện nhiều chính sách như tăng lãi suất tín phiếu và bán ngoại tệ. Giai đoạn tỷ giá căng thẳng, đã xuất hiện thông tin NHNN có thể tăng lại lãi suất điều hành.
Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại có thể nói giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Ngày 5/8, NHNN đã đồng loạt giảm 0,25% lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu. Động thái nhằm giúp hỗ trợ thanh khoản hệ thống, góp phần hạ nhiệt lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
"Điều này cho thấy NHNN đang tự tin trong vấn đề kiểm soát tỷ giá và NHNN sẵn sàng thực hiện các chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế khi có cơ hội", công ty chứng khoán Phú Hưng nhận định.
Công ty chứng khoán KB Việt Nam dự báo, dù có thể còn có các biến động trồi sụt trong quý III, song nhóm phân tích này kỳ vọng bước sang quý IV, tỷ giá sẽ giảm dần và đạt mức 25.120 VND/USD.
Con số này tương đương với mức tăng 3,5% so với đầu năm, gần tiệm cận mức 3% mục tiêu mà NHNN đề ra và vẫn rất hợp lý so với mức tăng của các quốc gia khác trong khu vực.
Bộ ba lạm phát, lãi suất, tỷ giá không còn đáng quan ngại
Rủi ro lớn nhất từ tỷ giá tăng
VND mất giá có tác động không lớn đến xuất khẩu nhưng lại có rủi ro làm tăng lạm phát.
Chiến lược giúp Masan “miễn nhiễm” với biến động tỷ giá
Tập đoàn Masan là một trong những doanh nghiệp huy động vốn bằng USD nhiều nhất trên thị trường quốc tế, khoảng 1,5 tỷ USD trong 2 năm qua. Nhờ các điều khoản phòng ngừa rủi ro, Masan đã giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của tỷ giá và lãi suất.
Chuyên gia: NHNN có thể nâng lãi suất để ổn định tỷ giá
Theo chuyên gia Trần Đức Anh, nếu tỷ giá tiếp tục tăng mạnh thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có thể phải can thiệp bằng việc nâng lãi suất tiền đồng.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.