Ứng dụng blockchain trong tái định hình ngành công nghiệp tài chính

Hoàng Thu - 11:07, 23/10/2019

TheLEADERViệc áp dụng công nghệ blockchain sẽ giúp xử lý nhiều giao dịch hơn với chi phí thấp hơn.

Trong các mô hình kinh doanh tài chính truyền thống, các giao dịch phần lớn được thực hiện chậm, phức tạp và chi phí cao. Đồng thời, nhiều người chưa có tài khoản ngân hàng, không được tiếp cận các dịch vụ tài chính như cho vay, chuyển tiền hay thanh toán.

Thực trạng này dẫn đến nhu cầu cần có một mô hình dịch vụ tài chính toàn diện mang lại lợi ích tài chính cho nhiều người hơn, phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp.

Việc tạo ra mô hình như trên sẽ tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, xây dựng hệ thống tài chính toàn diện không hề dễ dàng khi quyền kiểm soát tài chính đang nằm trong tay các doanh nghiệp truyền thống. Sự ra đời của tài sản mã hóa vài năm qua được kỳ vọng có thể mang đến cơ hội giải quyết vấn đề kiểm soát này nhưng gặp vướng mắc khi người dùng thông thường khó tiếp thu các công nghệ mới, đòi hỏi có sự kết hợp giữa công nghệ blockchain và mô hình tổ chức thương mại truyền thống.

Việc áp dụng những thay đổi công nghệ mới nhất được kỳ vọng sẽ tạo ra viễn cảnh mới của ngành công nghệ tài chính và một trong những cái tên có thể kể đến là dự án Velo, lãnh đạo bởi ông Chatchaval Jiaravanon, Chủ tạp chí Fortune, một thành trong viên gia đình tập đoàn lớn nhất Thái Lan Charoen Pokphand (CP Group).

Trong thị trường chuyển tiền, các công ty vận hành chuyển tiền (MTO – Money Transfer Operator) sẽ gia nhập vào hệ thống, không cần sở hữu tiền ở từng quốc gia mà vẫn có thể tăng số lượng kênh chuyển tiền thông qua các đối tác của Velo.

Do vậy, mô hình này giảm số lượng người tham gia vào quy trình chuyển tiền xuyên biên giới, giảm chi phí trung gian và giảm chi phí chuyển tiền của người dùng.

Ứng dụng blockchain trong tái định hình ngành công nghiệp tài chính

Mặc dù nhu cầu chuyển tiền rất lớn, chi phí cho việc chuyển tiền lại vô cùng đắt đỏ. Theo Ngân hàng Thế giới, chi phí chuyển tiền từ các nước G20 ở mức rất cao, đạt tới 17,13% tại Nam Phi và nhiều quốc gia vẫn ở mức trên 6%. Một số trường hợp chi phí chuyển tiền thấp, nhưng có nhiều chi phí ẩn liên quan đến giao dịch tỷ giá hối đoái, do đó chi phí thực tế sẽ vẫn cao.

Bên cạnh chi phí cao, một vấn đề khác là thời gian giao dịch lâu. Do yêu cầu làm việc giữa các ngân hàng khác nhau, kiều hối có thể bị trì hoãn trong vòng từ một giờ đến thậm chí vài ngày.

Việc áp dụng công nghệ blockchain của Stellar tại Velo có thể giúp hoàn thành 3000 giao dịch mỗi giây với chi phí chỉ 0,01 USD /300.000 giao dịch. Ngay cả khi tính đến các khoản phí do MTO thu, chi phí chung cũng thấp hơn nhiều so với chi phí chuyển tiền xuyên biên giới hiện tại.

Tại thị trường cho vay, tín dụng kỹ thuật số giúp việc vay ổn định và có thể trả nợ, lãi một cách nhanh chóng. Quy trình cho vay được thực hiện thông qua tiền kỹ thuật số như tại Velo giúp việc cho vay và thu tiền có thể diễn ra theo thời gian thực, giúp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu các chi phí.

Trong thị trường này, giá trị chính của giao thức Velo tập trung vào hiệu quả và vấn đề quản trị rủi ro vẫn đòi hỏi đối tác phải tự kiểm soát.

Velo còn có thể ứng dụng vào điểm khách hàng thân thiết. Việc mã hóa điểm được phát hành bởi Velo có thể được đổi bằng tín dụng kỹ thuật số và người tiêu dùng có thể giao dịch các điểm chưa sử dụng.

Trong thị trường thanh khoản, ví Velo sẽ giúp người tiêu dùng thanh toán ngay cả khi không có tài khoản ngân hàng, hỗ trợ khoản tín dụng kỹ thuật số được liên kết với nhiều loại tiền pháp định.