Leader talk
Ươm mầm kỳ lân cho nền kinh tế số
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures tin rằng, Việt Nam có tiềm năng xuất hiện "kỳ lân" thứ 5 và thứ 6 trong hai năm tới.
Hơn cả một quỹ đầu tư
Với định hướng kinh tế số từ các cấp lãnh đạo cao nhất của nước nhà, bà hình dung thế nào về tương lai của nền kinh tế số Việt Nam?
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm: Nền kinh tế số của tương lai sẽ là không gian mà công nghệ đóng vai trò cốt lõi trong việc định hình cách thức hoạt động của doanh nghiệp và cách mà người tiêu dùng tương tác với sản phẩm và dịch vụ.
Ở đó, các hoạt động kinh doanh và thương mại sẽ được định hình bởi một số xu hướng chính bao gồm: tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối Internet vạn vật (IoT), sự phát triển của các nền tảng số, an ninh mạng và dữ liệu cá nhân…
Tôi tin rằng, nền kinh tế số sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức chúng ta mua sắm, giao tiếp và tương tác. Về cơ bản, các hoạt động kinh doanh và thương mại sẽ ngày càng trở nên tự động hóa và hiệu quả hơn nhờ vào sự phát triển của các công nghệ số.
Các doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu để phân tích hành vi tiêu dùng, từ đó tăng cường chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra không ít thách thức, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền riêng tư.
Trong nền kinh tế số này, VinVentures dự định sẽ đóng vai trò gì, thưa bà?
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm: Từ nhiều khía cạnh, VinVentures mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các ý tưởng đổi mới và sáng tạo được hiện thực hóa.
Vai trò của chúng tôi sẽ không chỉ là nhà cung cấp vốn, mà còn là nhà hỗ trợ chiến lược cho các startup, giúp họ phát triển bền vững và mở rộng tầm ảnh hưởng trong thị trường đầy cạnh tranh.
Một trong những giá trị nổi bật mà VinVentures mang lại chính là khả năng kết nối các startup với hệ sinh thái của Vingroup. Điều này bao gồm việc tạo điều kiện để các startup thử nghiệm, tinh chỉnh sản phẩm trong môi trường thực tế, tận dụng mạng lưới chuyên gia, cơ sở hạ tầng công nghệ, cũng như tệp khách hàng sẵn có. Thông qua sự cộng hưởng này, startup có cơ hội phát triển nhanh hơn và đạt được tiêu chuẩn cao về chất lượng cũng như tính ứng dụng trên thị trường.
Ngoài ra, VinVentures cũng sẵn sàng đóng vai trò cầu nối, giúp startup tiếp cận mạng lưới đối tác, nhà cung cấp, cố vấn giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Qua đó, chúng tôi góp phần định hình một nền kinh tế số năng động, sáng tạo và sẵn sàng vươn ra thị trường toàn cầu.
Cụ thể hơn, VinVentures dự định sẽ tham gia, đóng góp vào những trụ cột nào của nền kinh tế số? Đâu sẽ là những startup được quỹ ưu tiên đầu tư?
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm: Trong tương lai gần, chúng tôi dự định sẽ tập trung vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, đầu tư vào các startup AI tiên tiến, giúp cải tiến các quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, VinVentures cũng nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực bán dẫn, nên mong muốn hỗ trợ các công ty trong lĩnh vực này, từ thiết kế, sản xuất, đến đóng gói, kiểm thử, đến trung tâm dữ liệu, phần mềm, phần cứng...
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tập trung vào các doanh nghiệp cung cấp giải pháp lưu trữ, xử lý dữ liệu trên nền tảng đám mây, hướng đến thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam và khu vực, đặc biệt là mảng SaaS (dịch vụ phần mềm).
Tiêu chí chung của các startup mà VinVentures tìm kiếm là có sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng thương mại hóa cao, đã được thị trường chấp nhận hoặc có tiềm năng lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng.
Chúng tôi sẽ ưu tiên các startup với đội ngũ sáng lập có nền tảng vững chắc trong lĩnh vực công nghệ và có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, với tầm nhìn rõ ràng.
VinVentures đặc biệt quan tâm tới các startup có mức tăng trưởng cao và có khả năng mở rộng ra thị trường quốc tế.
Ngoài ra, dù không phải là yếu tố bắt buộc, chúng tôi cũng xem xét đầu tư vào các startup có khả năng tạo ra “kết nối” với các công ty khác trong hệ sinh thái Vingroup, hướng đến mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng cho cả hệ sinh thái.
Để làm được điều này, VinVentures có những chiến lược nào về quản trị, công nghệ và con người, thưa bà?
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm: Để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong nền kinh tế số và hỗ trợ hiệu quả cho các startup, VinVentures đã xây dựng những chiến lược rõ ràng và toàn diện dựa trên nền tảng quản trị và nguồn lực mạnh mẽ từ hệ sinh thái Vingroup.
Về chiến lược quản trị, VinVentures hoạt động như một quỹ đầu tư chuyên nghiệp, được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo và nhân sự là những chuyên gia trong ngành, với kinh nghiệm dày dặn tích lũy từ môi trường làm việc chuyên nghiệp của Vingroup.
Chúng tôi áp dụng các chuẩn mực cao về minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp lý, đảm bảo mỗi quyết định đầu tư đều mang lại giá trị bền vững và khả năng sinh lời cho cả quỹ lẫn các startup.
Về chiến lược công nghệ, như đã đề cập ở trên, VinVentures đặc biệt chú trọng đầu tư vào các sản phẩm công nghệ có hàm lượng chất xám cao, tạo ra những giá trị thực tiễn và đột phá.
Trong hệ sinh thái của chúng tôi đã có sự hiện diện của các công ty công nghệ như VinAI, cùng đội ngũ chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp công nghệ hàng đầu trên thế giới nên có thể hỗ trợ các startup trong việc nâng cao sản phẩm và mở rộng quy mô một cách hiệu quả.
Về chiến lược con người, VinVentures xây dựng chiến lược nhân sự dựa trên ba giá trị gồm: tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám dẫn đầu; trao quyền và kết nối, tạo cơ hội cho startup tiếp cận nguồn lực mạnh mẽ từ hệ sinh thái Vingroup; và cùng đi để cùng phát triển, cùng startup xây dựng và phát triển để đạt đến những mục tiêu lớn lao hơn.
Bao giờ Việt Nam có kỳ lân mới?
Triết lý đầu tư của VinVentures có gì đặc biệt? Tiêu chí “mua cổ phần và trở thành cổ đông các công ty với kỳ vọng lợi nhuận cụ thể” mà quỹ đặt ra ban đầu có phản ánh gì về thực tế thị trường đầu tư khởi nghiệp hiện nay, thưa bà?
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm: Triết lý đầu tư của VinVentures tập trung vào việc hỗ trợ các startup có tiềm năng tăng trưởng dài hạn và tạo ra giá trị bền vững cho cuộc sống.
Tiêu chí “mua cổ phần và trở thành cổ đông của các công ty với kỳ vọng lợi nhuận cụ thể” được đặt ra theo xu hướng chuyển dịch trong thị trường đầu tư mạo hiểm, nơi mà khả năng sinh lời bền vững được ưu tiên hơn là sự tăng trưởng nhanh chóng, nhưng không ổn định.
Trong bối cảnh kinh tế khó đoán như hiện nay, xu hướng chung của ngành đầu tư mạo hiểm sẽ tập trung vào các công ty có kế hoạch rõ ràng về đường lối đạt lợi nhuận.
VinVentures cũng không ngoại lệ, chúng tôi hướng tới đầu tư vào các công ty có mô hình kinh doanh vững chắc, và có khả năng đem lại lợi nhuận dài hạn thay vì chỉ đặt trọng tâm vào tăng trưởng nhanh chóng.
VinVentures có kỳ vọng tạo ra các kỳ lân mới cho Việt Nam? Tại sao sau những VNG, MoMo hay VNPay, chúng ta không có nhiều kỳ lân công nghệ, thưa bà?
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm: Hơn ai hết, chúng tôi hy vọng có thể tạo ra các kỳ lân mới cho Việt Nam. Dù chúng ta hiện đứng thứ ba trong khu vực về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm, nhưng sự phát triển năng động của các startup và sự gia tăng về số lượng, quy mô các quỹ đã cho thấy rõ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam.
Trong vòng 5 năm tới, tôi tin rằng Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng cho nhiều quỹ mạo hiểm trong khu vực và quốc tế, với kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách với Indonesia để vươn lên vị trí thứ hai về độ hấp dẫn đầu tư trong khu vực.
Việc không xuất hiện thêm kỳ lân không nhất thiết phản ánh sự chững lại của thị trường. Việt Nam không thiếu những startup tiềm năng, chỉ là cần thêm thời gian để phát triển và chín muồi.
Hơn nữa, bối cảnh thị trường sau đại dịch Covid-19 cũng đặt ra thách thức không nhỏ với sự biến động và khó khăn chung. Việc các startup vẫn duy trì được sự ổn định và duy trì định giá trong thời gian này cũng là một thành tựu đáng ghi nhận.
Thông thường, một startup cần ít nhất 7-10 năm để chạm ngưỡng định giá 1 tỷ USD, trong khi đó thị trường khởi nghiệp Việt Nam mới chỉ bùng nổ từ khoảng năm 2019.
Do đó, với những hoạt động bứt phá trong 1-2 năm tới, đặc biệt với sự hỗ trợ, đồng hành tích cực của cả hệ thống chính trị, xã hội cho hệ sinh thái khởi nghiệp, chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự xuất hiện của những kỳ lân thứ 5 và thứ 6 tại Việt Nam.
VinVentures tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ cộng hưởng của cả vốn, kiến thức và chiến lược, các startup Việt Nam sẽ có thể đạt được những mục tiêu tăng trưởng ngoạn mục.
Điều gì khiến VinVentures tập trung đầu tư vào các startup Việt Nam ở giai đoạn đầu, mà không phải những giai đoạn sau? Việc quỹ ấp ủ đầu tư cho cả các startup nước ngoài có thực sự thiết thực khi các startup trong nước vẫn đang khát vốn?
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm: Phải nhấn mạnh rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh nhất ở giai đoạn đầu. Theo số liệu từ NATEC, 30,56% các startup thuộc vòng gọi vốn hạt giống và 17,36% các doanh nghiệp ở giai đoạn series A.
Điều này cho thấy sự hứa hẹn và cần thiết cho việc cấp vốn thúc đẩy sự phát triển và củng cố mô hình kinh doanh cho các startup ở giai đoạn đầu.
Hiện tại, VinVentures đang dành 70% nguồn lực đầu tư cho các startup Việt Nam và 30% còn lại cho các startup trong khu vực Đông Nam Á.
Sự phân bổ này là cam kết của chúng tôi trong việc hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước. Song song, VinVentures cũng mở rộng tầm nhìn ra khu vực để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng và đổi mới sáng tạo.
Việc đầu tư vào các startup nước ngoài không chỉ giúp chúng tôi tiếp cận với các xu hướng công nghệ mới và mô hình kinh doanh tiên tiến mà còn mang lại cơ hội hợp tác và phát triển mạng lưới trong khu vực cho các startup Việt Nam.
Điều này về lâu dài sẽ hỗ trợ cả sự phát triển của các startup trong nước, qua đó giảm bớt tình trạng khát vốn qua việc tạo ra các kênh đầu tư đa dạng và bền vững hơn.
Bà có lời khuyên gì dành cho các startup Việt Nam muốn được quỹ đầu tư và đồng hành?
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm: Như tôi đã đề cập phía trên, các startup cần chứng minh được tính ứng dụng cao và khả năng thương mại hóa của sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm của startup không chỉ cần phải thiết yếu và hữu ích, mà còn phải có khả năng tiếp cận rộng rãi và đáp ứng nhu cầu thực sự của thị trường.
Khủng hoảng sẽ tạo ra Kỳ lân
Startup kỳ lân Việt Nam cần gì hơn là chiêu trò và khuyến mãi?
"Việt Nam cần chiến lược dài hạn, sản phẩm chất lượng và mô hình bền vững thay vì chiêu trò ngắn hạn để đạt mục tiêu 10 kỳ lân" - nhận định của bà Lynn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance.
Sứ mệnh mới của VNG sau hai thập kỷ hoá kỳ lân
Sau 20 năm sáng lập VNG, vượt qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đưa doanh nghiệp từ Việt Nam ra thế giới, CEO Lê Hồng Minh cũng từng có những thời điểm phải trăn trở về mục đích và lý do bản thân vẫn gắn bó với "con đẻ" của mình.
Khi Kỳ lân bắt tay với Kỳ lân
Hợp tác gần đây của MoMo và Grab hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm số hóa toàn diện cho người dùng Việt, từ việc gọi xe, giao hàng, đặt đồ ăn, đi chợ online cho đến thanh toán cho những nhu cầu này.
CHỐNG LÃNG PHÍ: Giải pháp thực hành phát triển bền vững
Ngay khi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng ta đã có lợi về kinh tế thông qua việc giảm chi phí, chưa kể lợi ích về môi trường và xã hội đi kèm.
Quản trị doanh nghiệp chuyển mình cùng đất nước
Với việc kiện toàn hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại, hiệu quả, TS. Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tin rằng, các doanh nghiệp Việt sẽ vươn mình mạnh mẽ, góp phần đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Nền kinh tế mới
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số, nơi công nghệ không chỉ hỗ trợ mà còn định hình cách chúng ta sống, làm việc và kinh doanh.
Cải cách thể chế từ góc nhìn lập pháp
Cải cách thể chế là việc thay đổi cách đặt ra luật lệ và tổ chức các cơ quan để mọi thứ hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn và phục vụ người dân tốt hơn. Nói ngắn gọn, đó là sửa đổi cách “vận hành” để cuộc sống và công việc suôn sẻ hơn.
Lực lượng sản xuất mới
Việt Nam muốn trở thành nước phát triển có thu nhập cao thì phải đi trong nhóm đầu về công nghệ số và công nghiệp công nghệ số.
Ươm mầm kỳ lân cho nền kinh tế số
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures tin rằng, Việt Nam có tiềm năng xuất hiện "kỳ lân" thứ 5 và thứ 6 trong hai năm tới.
CHỐNG LÃNG PHÍ: Giải pháp thực hành phát triển bền vững
Ngay khi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng ta đã có lợi về kinh tế thông qua việc giảm chi phí, chưa kể lợi ích về môi trường và xã hội đi kèm.
Quản trị doanh nghiệp chuyển mình cùng đất nước
Với việc kiện toàn hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại, hiệu quả, TS. Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tin rằng, các doanh nghiệp Việt sẽ vươn mình mạnh mẽ, góp phần đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Hành trình 10 năm dấu ấn của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam
Mười năm, một chặng đường không quá dài, nhưng đủ để ghi dấu những nỗ lực không ngừng, cống hiến đầy tâm huyết và những thành tựu đáng tự hào của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.
Lãnh đạo Pharma Group: Nghị quyết 57 là một chiến lược ấn tượng
Lãnh đạo Pharma Group, ông Burak Pekmezci tin rằng, những chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành dược phẩm sẽ giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu trong Nghị quyết 57.
Tham vọng 'tất cả trong một' của VPBankS
Kết hợp giữa công nghệ hiện đại và các sản phẩm tài chính chất lượng, VPBankS đang hướng đến việc cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm đầu tư tích hợp, nơi mà mọi nhu cầu tài chính đều được đáp ứng ngay trong một ứng dụng duy nhất.
Chủ tịch Meey Group Hoàng Mai Chung: Chuyển đổi số là động lực quan trọng tiến vào kỷ nguyên mới của dân tộc
Chủ tịch Meey Group Hoàng Mai Chung cho rằng, chuyển đổi số là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và vươn mình mạnh mẽ trong tương lai.