Tiêu điểm
VASEP: Lượng đơn hàng xuất khẩu giảm 20 - 50%
VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản chỉ có thể hồi phục dần từ quý III năm nay.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến 2025 là 12,5 – 14 tỷ USD, nhiều khó khăn, thách thức đang ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.
Cụ thể, năm 2023, lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ giảm ở hầu hết các thị trường chính, và tác động xấu đến sản xuất trong nước, khiến cho lượng đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm từ 20 – 50%. Cùng với đó, lượng tồn kho tăng.
Không chỉ vậy, thị trường khó khăn, sản xuất nguyên liệu trong nước bị chững lại. Cả bà con nông ngư dân và doanh nghiệp đều thiếu vốn để duy trì nuôi trồng, khai thác và chế biến, Chủ tịch VASEP Nguyễn Thị Thu Sắc cho biết trong phát biểu tại hội nghị với Thủ tướng.
Bà cho biết thêm chi phí sản xuất nguyên liệu tăng cao, và bao bì, vật tư, năng lượng, nhân công cũng tăng giá. Trong khi đó, thủy sản Việt Nam đang bị áp lực cạnh tranh về nguồn cung và giá bán với các nguồn cung khác từ Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tại các thị trường lớn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu hải sản khai thác gặp nhiều khó khăn để có thể xuất khẩu được lô sản phẩm hải sản khai thác vào EU, do còn nhiều bất cập theo quy định IUU.
Kết quả là quý I/2023, xuất khẩu sụt giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 1,8 tỷ USD, và giảm sâu ở tất cả các sản phẩm và thị trường chính.
“Với diễn tiến này, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ có thể hồi phục dần từ quý III/2023. Tập trung lớn nhất hiện nay là sản xuất, chế biến trong nước phải sẵn sàng nguồn cung ứng ngay khi thị trường hồi phục”, bà Sắc lưu ý.
Một số kiến nghị
Tại buổi làm việc, VASEP và cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đề xuất một số kiến nghị.
Thứ nhất là về nguyên liệu và duy trì năng lực sản xuất nguyên liệu.
Trước tình hình người dân ngại thả nuôi vụ mới do chi phí tăng cao, và e ngại thị trường tiếp tục xấu, VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm có một chương trình kích cầu để tạo tâm lý yên tâm cho nông – ngư dân duy trì sản xuất nguyên liệu.
Hiệp hội cũng đề xuất có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ VND với lãi suất thấp (bằng với mức vay ngoại tệ) cho doanh nghiệp thủy sản vay, thu mua, và trữ nguyên liệu khi vào vụ thu hoạch.
Về dài hạn, xin kiến nghị Chính phủ thúc đẩy việc sửa đổi Luật Đất đai, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tích tụ ruộng đất, quy định sử dụng đất, quy hoạch đất để ngành hàng có thể phát triển được các vùng nuôi, và sản xuất giống tập trung phù hợp.
Vì nguồn nguyên liệu hải sản khai thác trong nước ngày càng hạn chế, theo VASEP, Chính phủ cần xem nguồn nguyên liệu hải sản đánh bắt hợp pháp từ nước ngoài là nguồn tài nguyên lớn mà Việt Nam có thể đẩy mạnh thu gom, nhập khẩu để phục vụ cho ngành chế biến xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cần có quy hoạch và chính sách bảo tồn nguồn lợi biển, quy định những vùng nuôi, những loài hải sản được khai thác với kích cỡ nhất định, đồng thời, có chính sách khuyến khích nuôi biển.
Thứ hai là vấn đề liên quan đến chứng nhận hải sản khai thác và khơi thông xuất khẩu.
Thứ ba là vấn đề tín dụng và lãi suất. VASEP khuyến nghị điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4% để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu; có chính sách hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên – bao gồm thủy sản.
Cùng với đó, rà soát thủ tục và xem xét có các gói tín dụng ưu đãi dành cho hộ nuôi tôm nhỏ lẻ, cho các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ 3 – 5 tháng cho các khoản vay đến hạn phải trả trong quý I – II/2023.
Thứ tư là việc tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.
VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo duy trì một số chính sách giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, bao gồm các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất và miễn, giảm các loại phí, lệ phí, giảm mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp đến hết 2023.
Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Tài chính đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế GTGT, nghiên cứu sửa đổi, đề xuất mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống tối đa 1% quỹ lương.
Không chỉ vậy, VASEP còn đề xuất các giải pháp liên quan đến chi phí tuân thủ xử lý môi trường, khơi thông và phát triển thị trường, cũng như vấn đề biến đổi khí hậu và hạ tầng thiết yếu cho khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Thiếu vốn vay, doanh nghiệp thủy sản phải hoạt động cầm chừng
180 ngày chạy đua gỡ thẻ vàng thủy sản
Thời gian qua, nỗ lực chống hoạt động khai thác thủy hải sản IUU của Việt Nam nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía EC. Tuy nhiên, cần nỗ lực tháo gỡ nhiều nút thắt để thủy sản Việt Nam thực sự được gỡ thẻ vàng vào lần thanh tra thứ 4 sắp tới.
Xuất khẩu bứt phá, ngành thủy sản vẫn ‘đau đầu’
Hiện hai khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp thủy sản gồm chăn nuôi và chế biến đều bị ách tắc bởi các quy chuẩn về môi trường, theo đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Kinh tế tuần hoàn là 'mỏ vàng' cho thủy sản
Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ cho ngành thủy sản, được đưa ra tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 mới được Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.
Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản có thể đã đạt đỉnh
Sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm, VDSC lo ngại lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các công ty thủy sản sẽ tăng trưởng chậm, chủ yếu do những tác động tiêu cực của lạm phát, suy thoái toàn cầu.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.