180 ngày chạy đua gỡ thẻ vàng thủy sản

Phạm Sơn Thứ năm, 23/02/2023 - 07:43

Thời gian qua, nỗ lực chống hoạt động khai thác thủy hải sản IUU của Việt Nam nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía EC. Tuy nhiên, cần nỗ lực tháo gỡ nhiều nút thắt để thủy sản Việt Nam thực sự được gỡ thẻ vàng vào lần thanh tra thứ 4 sắp tới.

Thẻ vàng của EC làm doanh nghiệp thiệt hại, đời sống bà con ngư dân thêm phần khó khăn

Sau hơn 5 năm bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” về các hành vi khai thác thủy sản IUU (bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định), theo ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tuy nhiều lúc cận kề "thẻ đỏ" nhưng nhìn chung, hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam đã có nhiều cải thiện tích cực.

Một số nhóm giải pháp đã được Việt Nam triển khai thực hiện và được EC đánh giá là đi đúng hướng có thể kể đến như tăng cường quản lý, giảm sát đội tàu, kiên quyết xử lý vi phạm, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ kiểm soát việc đánh bắt thủy sản, triển khai truy xuất nguồn gốc… 

Tuy nhiên, đến nay, sau 3 lần thanh tra, EC vẫn chưa gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam, đồng thời tiếp tục đưa ra nhiều khuyến nghị cần được thực hiện để chấm dứt hoàn toàn hiện tượng khai thác thủy sản IUU. Thực tế, tình trạng này vẫn diễn ra, tính riêng trong năm nay đã có 6 tàu cá vi phạm, trong đó có 3 tàu của Bình Định, 2 tàu của Khánh Hòa và 1 tàu của Bình Thuận. 

Tháng 6 sắp tới, EC sẽ lập đoàn tiến hành thanh tra lần thứ 4 đối với thủy sản Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để gỡ thẻ vàng, bao gồm điều kiện về hành lang pháp lý là Luật Thủy sản 2017, có hiệu lực kể từ năm 2019, đã có sự tham vấn từ phía châu Âu, cộng với những nỗ lực kiểm soát, giám sát, tuyên truyền nâng cao nhận thức ngư dân... được triển khai trong suốt thời gian qua.

Chính vì vậy, vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 81/QĐ-TTg ban hành kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4, khởi động 180 ngày cao điểm chống khai thác IUU và gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt.

Kế hoạch đề ra 6 nội dung, bao gồm thông tin tuyên truyền; khung pháp lý, cơ chế chính sách; quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá; xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; thực thi pháp luật, xử lý vi phạm và hợp tác quốc tế.

Các nội dung này có nhiều tương đồng với 4 khuyến nghị được EC đưa ra thông qua những lần thanh tra trước đây là khung pháp lý; quản lý, giám sát đội tàu; truy xuất nguồn gốc; thực thi pháp luật. Đây cũng là những nút thắt cuối cùng cản trở Việt Nam gỡ thẻ vàng thủy sản.

Trong các nội dung được EC khuyến nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, vấn đề quản lý và giám sát đội tàu cần được thực hiện triệt để 100%, bởi chỉ cần 1 tàu cá vi phạm, EC sẽ không gỡ thẻ vàng cho Việt Nam.

Dù đã lắp đặt thiết bị giám sát hải trình cho 95% tàu cá nhưng 5% còn lại chính là đối tượng có nguy cơ cao xảy ra vi phạm khai thác IUU

Ông Phùng Đức Tiến

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

“Dù đã lắp đặt thiết bị giám sát hải trình cho 95% tàu cá nhưng 5% còn lại chính là đối tượng có nguy cơ cao xảy ra vi phạm”, Thứ trưởng cảnh báo.

Đầu tư hạ tầng cho nghề cá cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khó quản lý tàu cá. Cụ thể, tại nhiều địa phương xảy ra hiện tượng bến không đủ chỗ, tàu cá phải neo đậu ở bến cóc, dẫn đến lực lượng chức năng khó quản lý, kiểm soát.

Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm vẫn còn chưa quyết liệt. Nhiều địa phương sau khi biết thông tin vi phạm, chỉ xử lý bằng cách lập biên bản thay vì xử phạt hành chính, do đó thiếu sức răn đe, không đảm bảo hiệu quả.

Chủ trì hội nghị công bố kế hoạch hành động, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản. Nếu như trước đây, thủ tục xuất khẩu thủy sản sang châu Âu kéo dài khoảng 1 – 3 ngày thì hiện tại kéo dài đến 2 – 3 tuần, tiêu tốn chi phí cũng như chất lượng sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp chịu thiệt hại, bà con ngư dân cũng thêm phần khó khăn.

Gỡ được thẻ vàng không chỉ tháo gỡ rào cản xuất khẩu thủy sản mà còn khẳng định với quốc tế rằng Việt Nam là đối tác tin cậy, uy tín và có trách nhiệm.

Chính vì vậy, Thứ trưởng đề nghị tất cả các địa phương phải tập trung nguồn lực từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến con người, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con ngư dân trên tinh thần “lợi ích quốc gia đặt lên hàng đầu”, quyết tâm gỡ bằng được thẻ vàng cho ngành thủy sản.

Thiếu vốn vay, doanh nghiệp thủy sản phải hoạt động cầm chừng

Thiếu vốn vay, doanh nghiệp thủy sản phải hoạt động cầm chừng

Tiêu điểm -  1 năm

VASEP kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp xem xét, có giải pháp nâng mức tín dụng cho ngành thủy sản nói chung, và xuất khẩu thủy sản nói riêng.

Xuất khẩu bứt phá, ngành thủy sản vẫn ‘đau đầu’

Xuất khẩu bứt phá, ngành thủy sản vẫn ‘đau đầu’

Tiêu điểm -  2 năm

Hiện hai khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp thủy sản gồm chăn nuôi và chế biến đều bị ách tắc bởi các quy chuẩn về môi trường, theo đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Kinh tế tuần hoàn là 'mỏ vàng' cho thủy sản

Kinh tế tuần hoàn là 'mỏ vàng' cho thủy sản

Phát triển bền vững -  2 năm

Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ cho ngành thủy sản, được đưa ra tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 mới được Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản có thể đã đạt đỉnh

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản có thể đã đạt đỉnh

Tiêu điểm -  2 năm

Sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm, VDSC lo ngại lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các công ty thủy sản sẽ tăng trưởng chậm, chủ yếu do những tác động tiêu cực của lạm phát, suy thoái toàn cầu.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.