Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép cán nguội xuất xứ Trung Quốc
Nhật Hạ
Thứ tư, 23/12/2020 - 16:03
Mức thuế chống bán phá giá chính thức được Việt Nam áp dụng đối với thép cán nguội xuất xứ Trung Quốc lên tới 25,22%.
Bộ Công thương vừa ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc, hiệu lực trong 5 năm.
Việc làm này nhằm ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước do tác động từ lượng lớn các sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu đang được bán phá giá vào Việt Nam sau khi cân nhắc hài hòa quyền lợi của ngành sản xuất trong nước, lợi ích của các ngành công nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm thép này.
Đối với một số sản phẩm thép cán nguội đặc biệt được đề nghị xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công thương sẽ có thông báo tiếp nhận hồ sơ miễn trừ theo quy định. Biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày 21/12.
Vụ việc trên được Bộ Công thương Việt Nam khởi xướng điều tra từ tháng 9/2019. Trong quá trình điều tra, bộ này phát hiện lượng nhập khẩu thép cán nguội từ Trung Quốc đạt 272.073 tấn, chiếm 65,5% tổng lượng nhập khẩu thép cán nguội vào Việt Nam. Số liệu nhập khẩu cho thấy có sự gia tăng tuyệt đối và tương đối với lượng nhập khẩu thép cán nguội từ Trung Quốc so với lượng sản xuất trong nước.
Bộ Công thương cho biết sự gia tăng này là nguyên nhân chính gây tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa tương tự của các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Ngành sản xuất trong nước đang bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể, thể hiện ở hầu hết chỉ số, đặc biệt là các chỉ số về lợi nhuận, tồn kho và thị phần. Bên cạnh đó, biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu được bộ xác định là 4,43% - 25,22%.
Trước đó, vào cuối năm 2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định áp thuế chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS) của Việt Nam có nguyên liệu đầu vào từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc do không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi đáng kể của Mỹ.
Theo đó, những lô hàng thép CRS và CORE xuất khẩu từ Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu thép cán nóng bị áp mức thuế lên đến 456%, tương đương với mức thuế Mỹ đang áp dụng với thép Trung Quốc.
Hệ thống luyện thép công suất 1 triệu tấn/năm kết hợp giữa lò cao (BF) với lò điện công nghệ consteel hàng đầu từ châu Âu nhằm tạo ra sản phẩm thép được luyện từ quặng sạch tạp chất, có chất lượng cao và ổn định.
Tổng sản lượng tiêu thụ thép tại thị trường Việt Nam lũy kế 8 tháng đầu năm 2020 vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số từng tháng đã bắt đầu có sự cải thiện rõ ràng hơn.
11 đề xuất kinh tế của ông Donald Trump nếu tái đắc cử, nhấn mạnh các chính sách thuế quan, ưu đãi thuế, và phát triển nhà ở nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.
Xác định "tất cả các vướng mắc đều xuất phát từ thể chế", nhiều đại biểu quốc hội nhấn mạnh việc tháo gỡ 'nút thắt gốc' này là nhiệm vụ căn cơ và cấp bách.