Leader talk
Việt Nam có khả năng sánh ngang với các cường quốc về công nghệ số
Việt Nam trong tương lai sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp ngành công nghệ bởi giá lao động có trình độ cao khá cạnh tranh trong khu vực bên cạnh nguồn cung dồi dào.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ cập nhật công nghệ nhanh trong khu vực, đặc biệt là trước các xu thế ứng dụng công nghệ mới như IoT, AI ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, hiện thực hóa giấc mơ 4.0 cũng như việc “trăm năm trồng cây”, trong đó yếu tố cốt rễ - cơ sở hạ tầng mạng là bài toán mà các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư như bước đầu xây dựng lộ trình công nghệ cho chính mình.
Theo quan sát, Việt Nam đang trên đường trở thành trung tâm sản xuất của khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực và tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Trong đó, ưu thế vượt trội của Việt Nam khi trở thành trung tâm sản xuất phụ thuộc vào năng lực xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp 4.0 và mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of things – IoT) – trung tâm dữ liệu, mạng doanh nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng mạng vận hành có thể phát triển được để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng trong tương lai cũng như đem lại năng suất hoạt động cao.
Trong bối cảnh đó, các trung tâm dữ liệu linh hoạt và hệ thống mạng công nghiệp mạnh mẽ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam.
Đứng trước những triển vọng được đặt ra, ông Chad Reynolds, Phó chủ tịch phụ trách marketing của Tập đoàn Panduit – một trong những đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng mạng lớn trên thế giới với các đối tác trực tiếp như Cisco và IBM - đã chia sẻ với TheLEADER một số nhận định về cơ sở hạ tầng số tại Việt Nam trước kế hoạch chính thức tham gia thị trường này vào năm 2019.
Dưới góc độ của một chuyên gia trong ngành, theo ông, việc ứng dụng cơ sở hạ tầng mạng của các doanh nghiệp Việt Nam đang diễn ra nhanh hay chậm?
Ông Chad Reynolds: Việc quyết định đi nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào từng doanh nghiệp bởi mỗi doanh nghiệp có định hướng khác nhau nên quá trình chuyển đổi công nghệ vì thế sẽ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng việc chuyển đổi công nghệ đòi hỏi những thay đổi lớn từ phía doanh nghiệp và vì vậy cần lộ trình dài hạn.
Với kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn trong lĩnh vực này, chúng tôi có thể cùng với các chủ doanh nghiệp thảo luận và tìm ra giải pháp phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển không chỉ ở hiện tại mà còn cho những yêu cầu mở rộng, nâng cấp hệ thống trong tương lai.
Chúng tôi đã phát triển một mô hình kinh doanh, gọi là mô hình trưởng thành (Maturity Model), gợi ý cho các doanh nghiệp các bước để triển khai lộ trình công nghệ nhằm đạt được những bước tiến xa và trưởng thành về mặt công nghệ. Nói ngắn gọn, chúng tôi chủ động đem đến các giải pháp “đường dài” chứ không gói gọn trong thời điểm hiện tại hay một xu thế “nóng” đang diễn ra.
Cơ sở hạ tầng số, công nghệ 4.0 đang là những chủ để nóng tuy nhiên rào cản về chi phí và công nghệ vẫn còn là một thách thức lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Dưới góc độ một nhà cung cấp giải pháp, ông nghĩ gì về cơ hội của doanh nghiệp nhỏ và cừa trong làn sóng này? Cụ thể Panduit đã có những giải pháp nào để hỗ trợ các doanh nghiệp SME?
Ông Chad Reynolds: Qua kinh nghiệm làm việc với nhiều khu vực, đối tác có trình độ, khả năng về công nghệ khác nhau trên thế giới, chúng tôi tin tưởng rằng các doanh nghiệp SME, kể cả tại Việt Nam, hoàn toàn có khả năng nhập cuộc trước làn sóng 4.0 cũng như trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng, nếu tìm được nhà cung cấp cũng như các sản phẩm theo sát được quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Đơn cử như câu chuyện của Panduit tại Mexico – một khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp SME tại châu Mỹ. Đây vừa là thách thức lớn với tập đoàn vì chúng tôi hiểu rằng, các doanh nghiệp SME sẽ cần những giải pháp “vừa vặn” hơn so với doanh nghiệp lớn vì hạn chế về mặt chi phí và các yếu tố khách quan khác, do đó, chỉ khi hiểu được khách hàng, các nhà cung cấp và bản thân Panduit mới làm tốt được vai trò của mình.
Với đề bài tại Mexico, Panduit tận dụng hệ sinh thái đối tác và đầu tư đào tạo chuyên môn chuyên ngành cho họ nhằm kết hợp 2 yếu tố: sự am hiểu thị trường của đối tác địa phương và kiến thức về công nghệ từ Panduit, rút ngắn khoảng cách tiếp cận giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với một sản phẩm công nghệ tương đối phức tạp như hạ tầng mạng.
Ông đánh giá thế nào về sự tiếp nhận của Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ mới?
Ông Chad Reynolds: Khi nhìn vào thị trường Việt Nam, chúng tôi cảm thấy rất hào hứng vì thị trường Việt Nam có những điểm mạnh về phát triển kinh tế và hơn hết, Chính phủ Việt Nam hiện nay cũng rất cởi mở về việc ứng dụng và phát triển các công nghệ mới.
Chính phủ hiện nay có tầm nhìn cũng như các mục tiêu rất cụ thể, các chiến lược đầu tư rõ ràng để triển khai công nghiệp 4.0, cụ thể như việc định hướng thành lập Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
Đây là một cơ hội để Panduit với các giải pháp chuyên biệt và kinh nghiệm chuyên môn có thể cùng đồng hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam xây dựng loại hình cơ sở hạ tầng phù hợp để kết nối mọi thứ.
Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác và phát triển cộng đồng và hệ sinh thái các đối tác ở Việt Nam để cung cấp các giải pháp kết nối hạ tầng mạng cho thị trường Việt Nam.
Vậy theo ông, lĩnh vực nào tại Việt Nam mà trong đó việc phát triển cơ sở hạ tầng số được xem là chiến lược “sống còn”?
Ông Chad Reynolds: Theo quan sát của tôi, hầu hết các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng sẽ là những khu vực có tiềm năng phát triển lớn cơ sở hạ tầng số. Lí do là vì đây là những ngành tăng trưởng nhanh, yêu cầu về liên kết hệ thống cũng như các giải pháp công nghệ lớn nhằm tiết kiệm nhân sự và thời gian.
Ngoài ra đô thị hóa cũng là khu vực nóng do nhu cầu thông minh hóa hệ thống quản lý (như giao thông). Gần đây tôi được biết TP. HCM đang có chủ trương xây dựng thành phố thông minh nên cơ sở hạ tầng số có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Theo sau đó là lĩnh vực năng lượng, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… để quản lý dữ liệu lớn về sản xuất điện năng được chính xác.
Các thách thức khi áp dụng công nghệ số mà cụ thể là cơ sở hạ tầng mạng tại Việt Nam?
Ông Chad Reynolds: Thách thức không chỉ từ Việt Nam mà còn tại các thị trường khác, đó là xây dựng tính liên kết trong hệ thống. Làm sao để liên kết các hệ thống mạng của nhà xưởng, văn phòng và logistic (đối với các doanh nghiệp có thương mại hàng hóa) vào một hệ thống duy nhất.
Đây là câu hỏi và cũng là bài toán khó mà chúng tôi phải giải quyết khi đến với nhiều thị trường.
Hầu hết các doanh nghiệp tại các nước đang trên đà phát triển thường có hệ thống cụ thể tại từng khu vực (nhà xưởng, văn phòng, kho bãi…) nhưng vẫn còn là những hệ thống cơ bản và độc lập, liên kết các hệ thống này đồng thời nâng cấp chúng là một nhiệm vụ khó.
Tuy nhiên, Panduit với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật chất lượng giúp quá trình này diễn ra ngắn hơn, hạn chế sự cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Những dự đoán của ông về cơ sở hạ tầng mạng tại Việt Nam trong tương lai?
Ông Chad Reynolds: Việt Nam trong tương lai sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp ngành công nghệ bởi giá lao động có trình độ cao khá cạnh tranh trong khu vực bên cạnh nguồn cung dồi dào. Do đó tôi khá lạc quan rằng Việt Nam có khả năng sánh ngang với các nước khác về công nghệ số trong tương lai gần.
Panduit dự kiến sẽ mở rộng sản xuất tại thị trường này vào năm 2019, chúng tôi sẽ đồng thời tiến hành xây dựng hệ sinh thái đối tác cũng như đào tạo lao động có tay nghề và khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của chúng tôi tại thị trường này thông qua các đối tác triển khai để cung cấp các giải pháp toàn diện cho người tiêu dùng cuối tại Việt Nam.
Xin cảm ơn ông.
Gã khổng lồ Spotify và cuộc chiến giành cờ trận trên thị trường nhạc số Việt Nam
Tiến sĩ Harvard bật mí 4 cách ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực tế doanh nghiệp
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang là từ khóa hot trong khoảng 2 năm nay nhưng để ứng dụng chúng vào công việc kinh doanh như thế nào thì nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá mông lung.
'Cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm tiêu cực, lợi ích nhóm'
Các chính sách nhà nước phải công khai minh bạch và công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế, cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm thiểu tiêu cực, lợi ích nhóm, giảm thiểu các “doanh nghiệp quan hệ”, Chủ tịch Công ty May Sơn Việt Hà Xuân Anh chia sẻ với TheLEADER.
CEO Lê Bá Thông chia sẻ bí quyết áp dụng công nghệ 4.0 vào kiến trúc nội thất
Trong ngành kiến trúc nội thất, cân bằng giữa chuyện đi theo công nghệ mới và sống bằng trái tim tình cảm với khách hàng hay chính công ty mình luôn là thách thức và cần có ứng xử phù hợp.
VNPT đang chuyển hướng sang công nghệ 4.0 thế nào?
Giải pháp nông nghiệp thông minh trên nền tảng IoT do VNPT phát triển đã được chuyển giao cho trang trại trồng dưa lưới và nuôi gà Delco ở Hiệp Hòa, Bắc Giang
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực