Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.
Một số dự án thủy điện ở Việt Nam đã bán tín chỉ carbon từ cách đây cả chục năm. Ảnh: Hoàng Anh
Sở hữu diện tích rừng lớn, có nhiều tiềm năng giảm phát thải nhưng Việt Nam chưa thể bán được tín chỉ carbon rừng, theo ông Hoàng Anh Dũng, CEO Công ty Intraco, cha đẻ của nhiều dự án tạo tín chỉ carbon khu vực Đông Nam Á.
Ông Dũng lý giải, điều này là do Việt Nam chưa công bố quy hoạch giảm phát thải. Tức là, chưa rõ diện tích rừng nào có nằm trong quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện (NDC) của Việt Nam hay không.
Một dự án giảm phát thải từ rừng, nếu muốn chuyển nhượng tín chỉ carbon, bắt buộc phải nằm ngoài diện tích đóng góp vào NDC, để tránh lượng phát thải carbon giảm thiểu được tính hai lần.
Nói cách khác, dự án Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyển nhượng hơn 10 triệu tấn khí thải carbon giảm thiểu được cho Ngân hàng Thế giới (WB), thông qua Thỏa thuận chi trả lượng giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) chưa được coi là dự án bán tín chỉ carbon, dù phía WB giới thiệu rằng đây là dự án giao dịch tín chỉ.
Cụ thể, theo thỏa thuận ERPA, Việt Nam cam kết giảm tối thiểu 3,3 triệu tấn và tối đa 10,3 triệu tấn khí thải carbon tại sáu tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, đơn giá 5 USD cho mỗi tấn carbon giảm thiểu được. Số tiền này được sử dụng để chi trả cho hoạt động trồng, phục hồi và bảo vệ rừng ở sáu địa phương.
Lượng carbon sẽ được phân bổ thành hai gói là gói A (Tranche A) và gói B (Tranche B) theo tỷ lệ tương ứng là 5:95. Trong đó, phần được chia vào gói B, tức 95% tổng lượng giảm khí thải của dự án, sẽ được trả về cho Việt Nam thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện (NDC).
Ông Dũng cho biết, chi trả mức giảm phát thải theo dự án ERPA không thể coi là giao dịch tín chỉ carbon mà chỉ được coi là việc WB viện trợ cho Việt Nam để giảm phát thải.
Tiền viện trợ này thực tế đến từ cam kết quốc tế tại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, theo đó các nước giàu cam kết tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để chống biến đổi khí hậu. Cam kết này dù đưa ra gần chục năm nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Thông tin này được đưa ra có thể khiến công chúng thất vọng vì tưởng chừng tín chỉ carbon đã đến gần nhưng hóa ra vẫn còn cách xa. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều dự án thương mại hóa thành công tín chỉ carbon.
Thương vụ liên quan đến tín chỉ carbon đầu tiên phải kể đến là dự án thu hồi khí đồng hành tại mỏ Rạng Đông.
Khí đồng hành là một loại khí hỗn hợp tồn tại tự nhiên cùng với dầu mỏ. Hình ảnh quen thuộc về ngọn lửa cháy rực ngày đêm ở các mỏ khai thác dầu chính là xuất phát từ việc đốt bỏ khí đồng hành.
Loại khí này có rất nhiều tác dụng, có thể kể đến như được xử lý để sản xuất khí hóa lỏng (LPG), dung môi pha xăng hay làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân đạm. Do đó, kể từ năm 1997, Việt Nam đã bắt đầu thu hồi khí đồng hành làm đầu vào cho sản xuất.
Dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ Rạng Đông là dự án đầu tiên của Việt Nam được chứng nhận cơ chế phát triển sạch (CDM) theo Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Sản phẩm giảm phát thải của các dự án CDM, theo nghị định thư Kyoto, là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs), hình thức đầu tiên của tín chỉ carbon.
Năm 2010, CERs của Rạng Đông được bán đấu giá thành công cho một doanh nghiệp đến từ Thụy Sĩ, với đơn giá 13,5 EUR. Thương vụ này đem về cho nhà đầu tư dự án là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) khoảng 5 triệu EUR.
Đến năm 2011, Việt Nam có đến gần 80 dự án bán CERs cho đối tác ở các quốc gia phát triển, bao gồm một số dự án năng lượng như Thủy điện Đồng Nai 2 hay Thủy điện Trung Nam, với đơn giá từ 8 - 16 USD/CER.
Tính đến năm 2020, Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về số lượng các dự án CDM. Bên cạnh đó, nhiều dự án trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện cũng được triển khai, có thể kể đến như Chương trình khí sinh học ngành chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 được Gold Standard chứng nhận.
Ông Dũng và công ty Intraco, như đã giới thiệu ở trên, đã và đang vận hành nhiều dự án tạo tín chỉ carbon. Trong đó, nổi tiếng nhất là Chương trình bếp sạch Việt Nam và Chương trình cung cấp nước uống an toàn cho người dân, giảm khí thải thông qua tối ưu hóa đốt củi và giảm nhu cầu đun nước của bà con vùng sâu vùng xa, thu được hơn 1 triệu tín chỉ carbon và chuyển nhượng cho Citigroup.
Theo kế hoạch của Chính phủ, Việt Nam sẽ thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia kể từ năm 2025 và chính thức vận hành vào năm 2027.
Mỗi tín chỉ carbon từ Đề án “phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ được bán với đơn giá 10USD.
Tín chỉ carbon là sân chơi dành cho những tay chơi chuyên nghiệp, bởi đầu tư một dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon cần không chỉ nhiều tiền mà còn nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
Trong khuôn khổ các nhóm đối tác công – tư ngành nông nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực giúp ngành nông nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hiệu quả, tạo ra những giá trị mới.
Việt Nam có cơ hội kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD từ thị trường carbon nếu sớm đưa thị trường này vào vận hành một cách bài bản và minh bạch
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.