Tiêu điểm
Việt Nam đề xuất hoà mạng di động một giá cước toàn ASEAN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, trong làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ASEAN giờ đây còn được biết đến là nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 sáng nay tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, khi nghĩ đến ASEAN, nhiều người vẫn nghĩ đến một nơi nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, là công xưởng sản xuất của thế giới.
Tuy nhiên, trong làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ASEAN giờ đây còn được biết đến là nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng.
Theo Thủ tướng, chính công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Theo Thủ tướng, những cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho các nước ASEAN là vô cùng lớn, trước tiên là tạo sự đột phá về năng suất trên 5 ngành công nghiệp lớn là: điện tử, hóa chất và dầu khí, hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm.
Hai là, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trên cơ sở ứng dụng cách mạng Công nghiệp 4.0, tạo ra kết nối và chia sẻ các giá trị và sự sáng tạo mới. Ba là, phát huy các doanh nghiệp nhỏ và vừa - xương sống của các nền kinh tế ASEAN và là nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới. Cách mạng 4.0 mở ra cơ hội kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với các thị trường xuyên quốc gia và toàn cầu.
Bốn là, đi tắt trong chính sách công nghiệp hóa. ASEAN có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot, tự động hóa, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nhằm nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.
Tuy nhiên, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt cũng rất lớn. Điều nhận thấy rõ là nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa; dẫn đến nguy cơ chấm dứt kỷ nguyên công xưởng châu Á truyền thống của các nước. Ngược lại, nhiều chuyên gia nói rằng nhiều sinh kế cho người dân sẽ được xuất phát từ cuộc Cách mạng 4.0.
ASEAN theo đó cũng chấm dứt kỷ nguyên công xưởng toàn cầu nhưng mặt khác, đây còn là nỗi lo về bất bình đẳng xã hội khi Cách mạng 4.0 có thể làm gia tăng khoảng cách về thu nhập giữa những người có khả năng và điều kiện để ứng dụng đột phá về công nghệ và những khu vực, cá nhân còn yếu thế.
Do vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, lãnh đạo của các nền kinh tế trong các nước cần nhìn thẳng vào thách thức, cơ hội để đặt ra những ưu tiên trên cơ sở lăng kính của cả khối mà ở đó, kết nối số được lồng ghép và nâng cao hiệu quả; môi trường kinh doanh được hài hoà; các hạ tầng kết nối về tài chính, ngân hàng, thị trường, truyền thông, logistics…cần phải hoạt động ở quy mô khu vực;
Ngoài ra, đó còn là môi trường nơi hình thành và kết nối các vườn ươm sáng tạo; tài năng được tìm kiếm và phát huy; mạng lưới giáo dục ASEAN và hệ thống học tập suốt đời được hình thành.
"Việt Nam đang đưa ra các sáng kiến mới như hoà mạng di động một giá cước toàn ASEAN", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Ông cũng tỏ ra vui mừng khi cho biết Go Jek, một doanh nghiệp khởi nghiệp của Indonesia và Go-Viet, công ty khởi nghiệp của Việt Nam sẽ khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên nền tảng 4.0; và cho biết Việt Nam mong muốn được thấy nhiều hơn nữa những hợp tác như vậy.
Cùng với việc hướng ra bên ngoài, Thủ tướng đề nghị phát huy thị trường nội khối là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến thị trường ASEAN 2025 – một ASEAN mở, hợp tác đa dạng.
Trong khi đó, Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab ghi nhận tiềm năng của khu vực ASEAN khi trở thành lực lượng kinh tế, chính trị mạnh mẽ trên toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đang bị phân mảnh.
Cuộc cách mạng 4.0 được ông Klaus Schwab nhìn nhận sẽ mở ra một tiềm năng lớn hơn cho ASEAN. Tuy nhiên, để làm chủ được nó, lãnh đạo các nền kinh tế ASEAN cần phải có tầm nhìn, chính sách mạnh mẽ, mục tiêu là người đi đầu, chứ không phải đi sau; trong đó, các chính sách tối ưu với tinh thần của tuổi trẻ và tinh thần doanh nhân cao sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để ASEAN chiến thắng.
"Để định hướng thành công trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các Chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này loại bỏ một số công việc nhưng cũng tạo cơ hội để doanh nghiệp và Chính phủ hợp tác với nhau, tăng cường kỹ năng và tái tạo kỹ năng cho người lao động trong các doanh nghiệp", chủ tịch điều hành WEF nói.
Có cùng quan điểm, thay mặt Tổng Thư ký đương nhiệm António Guterres, đại diện của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đến việc các quốc gia khi phát triển cách mạng 4.0 cần đảm bảo được yếu tố bền vững và bao trùm thông qua sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa các bên để định hình toàn cầu hoá, phát triển bền vữngvà khai thác lợi ích của công nghệ để không ai bị bỏ lại phía sau.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất 3 sáng kiến về một ASEAN phẳng
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất 3 sáng kiến về một ASEAN phẳng
Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các quốc gia đang phát triển sẽ có nhiều cơ hội để đi nhanh hơn, phát triển tốt hơn.
Nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh: Những gì là xu thế hiện nay có thể lỗi thời trong vài năm tới
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các chuyên gia nhận định, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ là động lực để phát triển và ứng dụng công nghệ mới.
Bộ trưởng 25 tuổi: 'Giới trẻ cần làm những việc vượt qua khuôn khổ bình thường'
"Tôi tin rằng người trẻ không cần thích ứng bởi thích ứng là cách làm việc theo quy tắc mà ở đó những người trẻ tuổi thường bị đánh giá thấp hơn do thiếu kinh nghiệm".
'Con người không phải là nô lệ của robot hay trí tuệ nhân tạo trong cách mạng 4.0'
Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab cho rằng chính công nghệ mới sẽ tạo nên những nhà tiên phong về công nghệ và ai cũng có thể trở thành Google thứ hai.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.