Leader talk
'Con người không phải là nô lệ của robot hay trí tuệ nhân tạo trong cách mạng 4.0'
Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab cho rằng chính công nghệ mới sẽ tạo nên những nhà tiên phong về công nghệ và ai cũng có thể trở thành Google thứ hai.

Như Giáo sư Klaus Schwab đã nhấn mạnh trong cuốn sách "Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" mà ông là tác giả, cuộc cách mạng này hoàn toàn khác biệt về tầm vóc, quy mô lẫn độ phức tạp so với bất kỳ cuộc cách mạng nào trước đây.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bằng phát minh đầu máy hơi nước, lần thứ hai là điện năng và các dây chuyền sản xuất hàng loạt, lần thứ ba là những sáng tạo về máy tính.
Vậy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có gì khác biệt? Phát biểu tại Diễn đàn mở của Hội nghị WEF ASEAN về khởi nghiệp sáng tạo trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sáng nay tại Hà Nội, ông Klaus Schwab cuộc cách mạng lần này bao gồm rất nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật.
Trong đó, trí tuệ nhân tạo đã sớm hiện diện quanh ta, từ các siêu máy tính, thiết bị máy bay không người lái, trợ lý ảo đến công nghệ in 3D, giải mã gen, nhiệt kế thông minh, cảm biến đeo trên người và các siêu vi mạch nhỏ hơn hạt cát.
Nhưng đây mới là sự khởi đầu. Các công nghệ ngày càng phức tạp hơn như vật liệu nano cứng hơn thép 200 lần nhưng mỏng hơn sợi tóc 1 triệu lần hay ca ghép gan nhân tạo sản xuất bằng công nghệ in 3D đầu tiên trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra không ít thách thức. Nhiều người, đặc biệt là người trẻ vẫn còn e dè đối với những thay đổi về công nghệ vì nhiều người vẫn lo sợ rằng chính công nghệ sẽ cướp đi hết công ăn việc làm của con người.
Tuy nhiên, theo ông Klaus Schwab, cuộc cách mạng này cũng sẽ tạo nhiều việc làm mới, trong đó có những công việc chưa từng tồn tại. Một trong những dẫn chứng xác đáng là các cuộc cách mạng thứ nhất cho tới thứ ba đi qua đã tạo nên nhiều việc làm mới; khi một cánh cửa đóng lại thì những cánh cửa khác sẽ mở ra.
Trong bối cảnh đó, ông Klaus Schwab cho rằng cần phải chuẩn bị các kỹ năng cần thiết đặc biệt là cho thế hệ trẻ sẽ cũng như cần xây dựng hệ sinh thái về tinh thần doanh nhân, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp.
Chủ tịch WEF nhấn mạnh, Chính phủ cần có sự chuẩn bị cho sự thay đổi sang kỷ nguyên mới, đặc biệt là cần có sự thay đổi trong tư duy; đây cũng là điều mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị bởi lẽ chính cách doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế của mỗi quốc gia, là động lực để phát triển và ứng dụng công nghệ mới.
Trong sự chuẩn bị ấy, Giáo sư Klaus Schwab khẳng định, điều quan trọng trên hết cần làm là lấy con người làm trung tâm để không trở thành nô lệ của những con robot hay trí tuệ nhân tạo.
"Hãy nắm bắt cơ hội mà cách mạng công nghiệ 4.0 mang lại; chính những công nghệ mới đã tạo nên những nhà tiên phong về công nghệ. Tất cả các bạn đều có cơ hội để trở thành những Google trong tương lai", chủ tịch WEF truyền thông điệp tới các bạn trẻ Việt.
Theo đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội cho giới trẻ để biến thách thức thành cơ hội và biến ý tưởng thành hành động thực tế trong bối cảnh cả thế giới đang trong xu hướng tăng cường hợp tác và liên kết quốc tế dựa trên những công nghệ mới.
WEF ASEAN: 3 lý do lạc quan về tương lai Đông Nam Á
Trong bối cảnh 4.0, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số hoạt động tiếp thị
Với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, chuyển đổi số cần bắt đầu ở những giải pháp dễ áp dụng, đem lại hiệu quả rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng.
Cách mạng 4.0 đang làm thay đổi ngành bất động sản Việt như thế nào?
Nhiều doanh nghiệp đang phát triển bất động sản thông minh một cách lẻ tẻ, manh mún và thiếu hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh.
Chủ tịch LienVietPostBank: 'Việt Nam sẽ chẳng đi đến đâu cả nếu không cách mạng 4.0 ở mặt thể chế'
Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số, vướng mắc lớn nhất vẫn là ở thể chế, thậm chí có người còn cho rằng: Những ai đang đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đều ít nhiều vi phạm pháp luật.
Muốn lên con thuyền 4.0, cơ quan cần số hóa nhanh nhất chính là Nhà nước
Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, cuộc chuyển đổi số sắp tới sẽ diễn ra hết sức sôi động cả ở lĩnh vực công lẫn tư.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Chủ tịch ThaiBinh Seed chỉ rõ 4 nút thắt kìm hãm nông nghiệp
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam Trần Mạnh Báo mong muốn Chính phủ sớm xây dựng cơ chế riêng cho phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.