Việt Nam ít có nguy cơ bị Mỹ gắn mác 'thao túng tiền tệ'

Trang Nguyễn Thứ sáu, 31/05/2019 - 15:35

Mặc dù nằm trong danh sách giám sát hoạt động tiền tệ và chính sách vĩ mô nhưng chuyên gia quốc tế của Maybank KimEng nhận định rủi ro đối với Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ là thấp.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ mới công bố danh sách các quốc gia cần giám sát hoạt động tiền tệ và chính sách vĩ mô gồm chín nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Tại các kỳ báo cáo trước đây, Bộ Tài chính Hoa Kỳ xem xét 12 đối tác thương mại lớn nhất. Tuy nhiên, kỳ báo cáo tháng 5/2019 đã tăng số lượng đối tác thương mại được xem xét lên 21 quốc gia có kim ngạch thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ đạt trên 40 tỷ USD, trong đó có Việt Nam.

Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Hoa Kỳ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ. 

Các tiêu chí này đã được lượng hóa cụ thể tại báo cáo tháng 5/2019 như sau: (i) Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; (ii) Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; (iii) Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Báo cáo tháng 5/2019 kết luận không có đối tác thương mại nào thao túng tiền tệ. Tại báo cáo này, BTC Hoa Kỳ lập danh sách giám sát gồm Trung Quốc (chỉ thỏa mãn một tiêu chí nhưng có thặng dư thương mại hàng hóa song phương rất lớn với Hoa Kỳ) và tám đối tác thương mại lớn khác thỏa mãn hai trên ba tiêu chí. 

Việt Nam vào danh sách giám sát trong báo cáo tháng 5/2019 do thỏa mãn hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai. 

Với việc Việt Nam vào danh sách giám sát, trong thời gian tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nếu cần thiết.

Sau công bố này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế cũng như đặc thù của kinh tế Việt Nam, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không lành mạnh.

Một báo cáo của hai chuyên gia phân tích Linda Liu và Chua Hak Bin thuộc Tập đoàn tài chính Maybank KimEng cho thấy Việt Nam có thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ vượt quá ngưỡng 20 tỷ đô la kể từ năm 2014, và con số này đã tăng lên 39,5 tỷ đô la trong năm 2018.

Theo báo cáo này, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam nhìn chung dưới mức 3% trong giai đoạn 2015-2017. Tuy nhiên, dữ liệu chính thức mới nhất cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam, tính đến quý 2 năm 2018, lên tới 5,4% GDP.

Tuy nhiên, hai chuyên gia này cho rằng khả năng Việt Nam bị gắn mác là một quốc gia thao túng tiền tệ là thấp.

“Chúng tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ biến Việt Nam thành mục tiêu tiếp theo trong mối quan hệ thân thiện hiện tại. Chính quyền Trump cũng có thể không muốn chọn những cuộc chiến không cần thiết với các nước châu Á nhỏ hơn khác trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang với Trung Quốc,” báo cáo của tập đoàn tài chính này nhấn mạnh.

Áp lực đối với Việt Nam để điều chỉnh sự mất cân bằng thương mại, trong khi đó, cũng thấp hơn so với các nước lớn khác. Việt Nam có thặng dư thương mại tuyệt đối nhỏ hơn nhiều so với Mỹ khi mang lên bàn cân so sánh với các nước như Trung Quốc (419,2 tỷ đô la năm 2018), Đức (68,3 tỷ đô la) và Nhật Bản (67,6 tỷ đô la).

Ngoài ra, mức dự trữ ngoại tệ hiện tại của Việt Nam (ước tính là 67 tỷ đô la tính đến tháng 4 năm 2019) vẫn được coi là thấp hơn mức phù hợp được đề xuất bởi chỉ số Đánh giá dự trữ ngoại tệ (ARA) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Dự trữ ngoại tệ hiện tại của Việt Nam được ước tính mới đạt khoảng 75% chỉ số ARA và IMF khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục tăng cường dự trữ ngoại hối dần dần.

Theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn còn là một thị trường cận biên tại thời điểm hiện tại và ở trong tình trạng thu nhập thấp, nên luôn cần tích lũy dự trữ ngoại hối như một bộ giảm sóc cho tiền đồng và thanh toán quốc tế.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tiêu điểm -  2 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  6 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  17 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  42 phút

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tiêu điểm -  2 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  2 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  4 giờ

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.