Phát triển bền vững

Việt Nam không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế

Phạm Sơn Thứ năm, 24/12/2020 - 15:49

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, quan điểm của Việt Nam là phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo vệ môi trường, tuyệt đối không có sự đánh đổi.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại lễ khởi động Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam.

“Việt Nam đang đi đầu trong các lĩnh vực then chốt” là lời đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) khi nói về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua trong cả tăng trưởng kinh tế, củng cố nội tại quốc gia cũng như công tác ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch.

Tuy nhiên, thách thức về môi trường lại đang đặt ra những rủi ro lớn, đe dọa mọi nỗ lực phát triển của Việt Nam trong nhiều thập kỷ vừa qua.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 3,7 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm, trong đó chỉ có 10 – 15% được thu gom, tái chế. Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2019 ước tính có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa từ Việt Nam rò rỉ ra đại dương.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm y tế phòng hộ tăng cao, kéo theo một lượng lớn rác thải nhựa nguy hại phát sinh, làm tình hình ngày càng trở nên trầm trọng.

TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc quốc gia Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) Việt Nam cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, phá hoại nguồn lợi kinh tế lớn, đe dọa an ninh lương thực, kìm hãm phát triển kinh tế.

Cam kết cắt giảm 75% rác nhựa đại dương

Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ, thể hiện nỗ lực và ý chí quốc gia trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm.

Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được thông qua vào ngày 17/11 vừa qua, dự kiến có hiệu lực vào năm 2022, với các tiếp cận mới “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, ứng dụng công cụ chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR).

Trước đó, quyết định số 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải đại dương đã đưa ra 3 cam kết cho tới năm 2030, bao gồm cắt giảm 75% rác nhựa thải ra đại dương, cấm hoàn toàn nhựa dùng một lần và loại bỏ sự xuất hiện của rác thải nhựa tại các khu vực bảo tồn sinh thái biển.

Ông Thịnh đánh giá, những mục tiêu này sẽ thay đổi hoàn toàn nền kinh tế biển của Việt Nam, đảm bảo sinh kế người dân trong ngành nghề đánh bắt cá và du lịch, đồng thời mở ra những cơ hội mới nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị bền vững, trợ lực thiết lập nền kinh tế tuần hoàn.

Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam

Ngày 23/12, Bộ Tài nguyên và môi trường, WEF và WWF hợp tác khởi động Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam. Đây là chương trình hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và môi trường với sáng kiến Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa, một nền tảng toàn cầu của WEF nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Tham gia lễ khởi động, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, quan điểm của Việt Nam là phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo vệ môi trường, tuyệt đối không có sự đánh đổi.

Từ đó, Phó Thủ tướng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, hiệp hội và toàn xã hội tiếp tục chung tay góp sức, cùng Chính phủ tích cực giảm thiểu và xử lý hiệu quả rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa và chất thải nguy hại.

Sự kiện khởi động Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam đánh dấu mốc Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới thực hiện mô hình hợp tác đa chủng thể để đẩy mạnh thực thi các cam kết cắt giảm rác thải nhựa.

Bà Kristin Hughes, Giám đốc Chương trình đối tác toàn cầu về nhựa đánh giá cao mối quan hệ hợp tác cũng như những nỗ lực của Chính phủ trong công tác thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

“Chuẩn bị khép lại một năm 2020 đầy biến động, chúng ta đang bắt đầu một hành trình của sự hy vọng và lạc quan vào tương lai tươi sáng. Chúng tôi tin rằng đất nước và con người Việt Nam với truyền thống về sự kiên cường, sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong tương lai tới”, bà Hughes nói.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  57 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.