“Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời Covid-19 tăm tối”

Hoài An Thứ bảy, 30/05/2020 - 09:40

Chuyên gia từ Ngân hàng thế giới đánh giá việc Việt Nam kết hợp giữa tầm nhìn xa và tính thực tiễn áp dụng trong khủng hoảng Covid-19 đã cho thấy thành công đáng kể.

Trong nghịch cảnh, Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống lâu đời về chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất trong khi vẫn linh hoạt áp dụng các cải cách quan trọng.

“Sáu tháng đến sống tại Hà Nội, tôi đã tận mắt quan sát đất nước được xem là “phép màu kinh tế trong vòng 25 năm trở lại đây”. Như các bài báo của Financial Times và The Washington Post từng đề cập, quá trình kiểm soát thành công khủng hoảng Covid-19 của Việt Nam đã cho tôi cơ hội được chứng kiến đất nước này một cách rõ nét nhất”, chuyên gia kinh tế trưởng World Bank (Ngân hàng thế giới) tại Việt Nam Jacques Morriset viết trong bài “Vietnam: a bright star in the Covid-19 dark sky” mới đây.

Trên thực tế, một chút may mắn kết hợp với hoạch định chính sách hiệu quả đã giúp nền kinh tế Việt Nam thành công và theo dự báo, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2020.

Một nền kinh tế kiên cường

Từ cuối tháng 4, Chính phủ Việt Nam đã nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội, cho phép mở lại trường học cùng các hoạt động kinh doanh buôn bán, ăn uống. Cuộc sống dần trở lại bình thường và điều này được thể hiện thông qua chỉ số dịch chuyển của Google gần đây với mức tăng 13% kể từ giữa tháng 4 tới tuần thứ hai của tháng 5.

Tâm lý lạc quan của nhiều người dân Việt Nam cho thấy một phần lý do vì sao Ngân hàng thế giới cùng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trong nửa cuối của năm 2020. “Xin nhớ rằng nền kinh tế này bị tổn thương nhưng không hề gục ngã”, ông Jacques Morriset nhấn mạnh.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn giữ tốc độ đáng nể với 3,8% trong quý I/2020 với kinh tế đối ngoại phát triển năng động. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm tăng 5% trong khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục đổ vốn vào Việt Nam với hơn 12 tỷ USD đăng ký được ghi nhận trong giai đoạn tháng 1 – 4/2020.

Khu vực trong nước chịu ảnh hưởng chủ yếu từ ba tuần thực hiện cách ly toàn xã hội nhưng đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu hồi phục. Một chỉ số chứng minh rõ xu hướng này là mức tiêu thụ điện trong tháng 4 chỉ giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức giảm 20 – 30% của Trung Quốc và các nước châu Âu trong giai đoạn cách ly.

Một số doanh nghiệp và người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và vận tải hành khách nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn có sức kháng cự vô cùng ấn tượng trong thời điểm khó khăn bất thường này.

Chút may mắn đi cùng vô vàn khả năng

Sự kiên cường và sức kháng cự của nền kinh tế Việt Nam không thể phủ nhận yếu tố may mắn. Nếu tâm chấn của đại dịch Covid-19 là Thâm Quyến thay vì Vũ Hán thì chuỗi giá trị của ngành hàng điện tử quan trọng với Việt Nam sẽ bị phá vỡ mạnh mẽ. Tương tự, Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu là quốc gia xuất khẩu bông sợi hoặc dầu mỏ lớn trên thế giới trong bối cảnh giá của những mặt hàng này sụt giảm mạnh vài tuần trở lại đây.

World Bank: Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời Covid-19 tăm tối
Chuyên gia kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam Jacques Morriset.

May mắn thay, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là lúa gạo đã chứng kiến mức tăng trưởng 20% trên thị trường thế giới kể từ cuối tháng 2.

Dù vậy, cần phải thừa nhận rằng Việt Nam đã có những hành động thông minh, ông Jacques Morriset đánh giá. Giống như nhiều quốc gia khác, Chính phủ Việt Nam đã triển khai các gói chính sách tiền tệ và tài chính để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tuy nhiên, hiệu quả từ các phương án đối với với dịch Covid-19 của Việt Nam cho thấy sự kết hợp giữa tầm nhìn xa và tính thực tiễn với ba ví dụ cụ thể.

Thứ nhất, quản lý tài khóa. Trước khi khủng hoảng xảy ra, chính phủ Việt Nam đã dự trữ dòng tiền đáng kể nhờ thực hiện chính sách quản lý tài chính thận trọng, do đó có thể đối phó với dịch Covid-19 trong tâm thế sẵn sàng.

Bên cạnh việc áp dụng quy định tài khóa, Việt Nam cũng dành 5% ngân sách dự kiến của năm 2020 để trích lập quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp. Nhờ vậy, Chính phủ có thể ứng phó ngay lập tức với cuộc khủng hoảng ở cả cấp trung ương và địa phương mà không cần đến vốn vay trong nước hay nước ngoài.

Thứ hai, thương mại và logistics. Một trong những lo ngại chính của Việt Nam là sự suy giảm thương mại toàn cầu trong năm 2020 với tốc độ dự báo từ Tổ chức thương mại thế giới là 15 – 30%.

Là một trong những nền kinh tế có độ mở nhất trên thế giới, Việt Nam đã nhanh chóng có các hành động nhằm giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp xuất khẩu và ra hướng dẫn về việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm phí cũng như đơn giản hóa thủ tục hải quan và thủ tục tại các trung tâm vận tải lớn.

Thứ ba, kinh tế số. Nền kinh tế số của Việt Nam còn khá tụt hậu dù khu vực xuất khẩu năng động. Để ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19, Chính phủ đã bắt tay thực hiện một loạt các cải cách, bắt đầu từ ứng dụng công nghệ số trong phòng chống dịch bệnh. Việt Nam cũng đang xem xét sử dụng thanh toán điện tử nhằm tiếp cận 2/3 người dân hiện chưa có tài khoản ngân hàng.

Trong nghịch cảnh, Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống lâu đời về chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất trong khi vẫn linh hoạt áp dụng các cải cách quan trọng và chuyển đổi sang trạng thái bình thường mới. 

Việc kết hợp giữa tầm nhìn xa và tính thực tiễn áp dụng trong khủng hoảng Covid-19 đã cho thấy thành công đáng kể. “Hy vọng rằng kinh nghiệm của Việt Nam có thể là bài học cho các quốc gia chưa có sự chuẩn bị tốt cho cuộc khủng hoảng này”, vị chuyên gia của Ngân hàng thế giới nhấn mạnh.

 

4 việc cần làm để phục hồi kinh tế hậu Covid-19

4 việc cần làm để phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Đầu tư công, chuyển đổi số, tạo việc làm và hỗ trợ tài chính doanh nghiệp là những việc Việt Nam cần chú trọng để có thể phục hồi nhanh chóng kinh tế hậu Covid-19.
4 việc cần làm để phục hồi kinh tế hậu Covid-19

4 việc cần làm để phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Đầu tư công, chuyển đổi số, tạo việc làm và hỗ trợ tài chính doanh nghiệp là những việc Việt Nam cần chú trọng để có thể phục hồi nhanh chóng kinh tế hậu Covid-19.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  3 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  4 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 ngày

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  3 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  4 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  5 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  6 giờ

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  6 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.