Khởi nghiệp

Việt Nam – Người chơi mới đầy năng động trên thị trường đầu tư tác động

Hương Giang Chủ nhật, 30/04/2023 - 07:16

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, ngoài tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với nền kinh tế. Và đầu tư tác động chính là một trong những giải pháp giúp Việt Nam giải quyết song hành hai vấn đề đó.

Đầu tư tác động là một trong những phương thức hiệu quả giúp Việt Nam phát triển bền vững (Ảnh: Báo Chính Phủ)

Đầu tư tác động là hoạt động đầu tư vào các dự án nhằm tạo ra tác động cho xã hội hoặc môi trường. Đây là những tác động tổng thể có thể đo lường được, đồng thời tạo ra lợi tức về tài chính cho nhà đầu tư. Đây là một phương thức sáng tạo để thúc đẩy đóng góp của khu vực tư nhân vào sự phát triển bền vững.

Hệ sinh thái của đầu tư tác động bao gồm 3 nhóm chủ thể: các nhà đầu tư (bên cung); bên nhận đầu tư (bên cầu) và người hỗ trợ/bên trung gian. Đây cũng là các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của đầu tư tác động.

Báo cáo của GIIN (Mạng lưới đầu tư tác động toàn cầu) năm 2020 đã chỉ ra rằng xu hướng đầu tư tác động trên toàn cầu đang phát triển theo chiều sâu với phạm vi đầu tư rất đa dạng. Trong đó, 48% nhà đầu tư tác động đến từ thị trường phát triển và 43% đến từ thị trường mới nổi. 55% tài sản đầu tư tác động được hướng đến các thị trường phát triển trong khi 40% được phân bổ cho các thị trường mới nổi.

Hiện nay, trên toàn cầu có 75% nhà đầu tư hướng tới mục tiêu “việc làm bền vững và tăng trưởng kinh tế”, 77% nhà đầu tư tác động có trụ sở tại các thị trường phát triển và 21% có trụ sở tại các thị trường mới nổi; 3% ở khu vực Đông Nam Á và 3% ở Nam Á.

Hầu hết nhà đầu tư tác động đều có trụ sở tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada và Hà Lan. Theo ước tính của GIIN, năm 2019, trên thế giới có khoảng 1.720 tổ chức tham gia đầu tư tác động, với giá trị đầu tư khoảng 715 tỷ USD. Trong đó, khu vực ASEAN hiện mới chỉ tiếp nhận được tất cả 6% tổng vốn đầu tư tác động toàn cầu.

Lĩnh vực năng lượng chiếm 15% tổng số vốn đầu tư tác động, tiếp đến là dịch vụ tài chính (12%), thực phẩm và nông nghiệp là 9%, tài chính vi mô là 8% và chăm sóc sức khỏe là 7%.

Xu hướng đầu tư tạo tác động tại Việt Nam

Không nằm ngoài xu hướng thế giới, Việt Nam cũng có một hệ sinh thái đầu tư tác động sôi động và đang phát triển nhanh chóng.

Theo một báo cáo của UNDP và Bộ KH&ĐT năm 2022, Việt Nam có khoảng 22.000 doanh nghiệp tác động xã hội trên tổng số 638.000 doanh nghiệp và có xu hướng tăng liên tục. Trong đó, số doanh nghiệp tác động xã hội có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 89%, và có đến 72% doanh nghiệp loại này có doanh thu dưới 5 tỷ đồng/năm.

Mặc dù đây là xu hướng mới trên thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội của Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan nhất định. Cụ thể, theo báo cáo của Hội đồng Anh, trong năm 2022, 64% doanh nghiệp xã hội của Việt Nam có lãi, 75% có kế hoạch thu hút thêm khách hàng mới, 62% xây dựng sản phẩm mới và dịch vụ mới, 58% chủ doanh nghiệp xã hội trẻ có độ tuổi từ 25-44 và 46 % doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy vậy, doanh nghiệp tác động xã hội đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Trong đó, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp này đó là tình trạng thiếu vốn (77%), tiếp đến là thiếu đầu ra và thông tin hỗ trợ tài chính.

Theo Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp là giải pháp tốt nhất mà toàn bộ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khởi nghiệp quốc gia cần phải thực hiện để có thể giải quyết khó khăn của những doanh nghiệp tác động xã hội.

Để làm được điều đó, nhà nước cần thành lập những hệ sinh thái đổi mới sáng tạo dành cho các doanh nghiệp tác động xã hội. Trong hệ sinh thái đó, các cơ quan nhà nước, trường học, doanh nghiệp và các tổ chức ươm tạo sẽ là những yếu tố chính giúp doanh nghiệp tác động xã hội phát triển.

Về phía nhà nước, các bộ, ngành liên quan cần ban hành các chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn và các nguồn lực tài chính khác cho các doanh nghiệp tác động; quy định chi tiết về ưu đãi VAT và CIT và thành lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên phát triển khu vực đầu tư tác động. Về giáo dục, hệ thống nhà trường cần đào tạo nâng cao năng lực ĐMST và năng lực chuyên môn cho nguồn nhân lực trong khu vực đầu tư tác động…

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cần tăng cường tổ chức các chương trình kết nối doanh nghiệp trong khu vực đầu tư tác động với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như phối hợp giữa doanh nghiệp trong khu vực đầu tư tạo tác động với các khu vực công lập và tư nhân… Đó là những điều kiện căn bản thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tác động xã hội.

Trong quá trình đó, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tạo tác động. Trong đó, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng các tập đoàn công nghệ, các đối tác trong nước và quốc tế để thực hiện sáng kiến Đổi mới sáng tạo Việt Nam (InnovateVN). Đây là kế hoạch dài hạn và hứa hẹn tạo nhiều thay đổi lớn trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước.

Sáng kiến được triển khai với bốn mục tiêu lớn:

Thứ nhất, đưa đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột của tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2030.

Thứ hai, hỗ trợ, phát triển 500 doanh nghiệp tiên phong đổi mới sáng tạo dẫn dắt nền kinh tế vào năm 2030.

Thứ ba, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại các cơ quan trung ương và địa phương.

Thứ tư, thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, để Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư đổi mới sáng tạo và tạo tác động.

Bên cạnh đó, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia cũng đã tổ chức nhiều chương trình hợp tác với các tổ chức, quỹ quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư tác động tại Việt Nam, như: Chương trình sáng kiến chung Việt – Nhật, chương trình hợp tác với quỹ đầu tư Golden Gate Ventures, dự án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đmst do ADB tài trợ, diễn đàn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam phối hợp cùng USAID & Google & Meta, hay phối hợp với Viện nghiên cứu Mitsubishi (MRI)… thời gian gần đây.

Đây là những tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực đầu tư tác động còn non trẻ tại Việt Nam. 

Kết nối Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng

Kết nối Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng

Khởi nghiệp -  2 năm

Sau 4 tháng ra mắt, mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo khởi nghiệp các trường đại học cao đẳng tại Việt Nam đã kết nối được 26 thành viên và triển khai được một số hoạt động ấn tượng.

Đưa mô hình Công viên đổi mới sáng tạo của Thụy Sĩ về Việt Nam

Đưa mô hình Công viên đổi mới sáng tạo của Thụy Sĩ về Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm

Vào ngày 16/3, doanh nghiệp BK Holdings (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Công viên sáng tạo Biel/Bienne (Thụy Sĩ) đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong việc xây dựng công viên đổi mới sáng tạo theo mô hình Thụy Sĩ tại Hà Nội.

Phụ nữ với sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Phụ nữ với sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023 là: “Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo”. Đây là chủ đề nhằm tôn vinh hoạt động đổi mới sáng tạo của nữ giới, đồng thời khuyến khích phụ nữ tìm hiểu và ứng dụng hiệu quả các công cụ sở hữu trí tuệ.

Thước đo đổi mới sáng tạo khu vực công

Thước đo đổi mới sáng tạo khu vực công

Khởi nghiệp -  2 năm

Để xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mang tính bền vững và đồng bộ thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự vào cuộc của khu vực công đến từng cán bộ, công chức, viên chức là một yếu tố then chốt.

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  8 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  8 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  8 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  9 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  9 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Ống kính -  16 giờ

Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Ống kính -  17 giờ

Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Media -  1 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  1 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Ống kính -  1 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  1 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Đọc nhiều