Tiêu điểm
Việt Nam sẽ trở thành cường quốc điện mặt trời?
Dự kiến có thêm 49 nhà máy điện mặt trời hoà lưới điện trong tháng 6 này, nâng tổng công suất điện mặt trời lên 5.000MW trong một thời gian ngắn.

"Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành cường quốc về điện mặt trời trong thời gian rất ngắn", ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019.
Lãnh đạo EVN cho biết, đến ngày 30/5 đã có 47 dự án điện mặt trời với công suất 2.300MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia và dự kiến trong tháng 6 này tiếp tục có thêm 49 dự án với công suất khoảng 2.600 MW. Như vậy, Việt Nam sẽ có gần 5.000MW trong một thời gian ngắn.
Sở dĩ công suất điện mặt trời tăng vọt trong thời gian ngắn vì nhiều nhà đầu tư “chạy đua” với mục tiêu được cấp chứng nhận vận hành thương mại trước 30/6/2019 để được nhận ưu đãi về giá từ Chính phủ.
Theo cơ chế hiện tại, chỉ các dự án đưa vào vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019 mới được hưởng mức giá 9,35 UScent/kWh cho cả thời gian 20 năm, một mức giá được xem là khá hấp dẫn. Sau thời điểm này chưa có quy định cụ thể về giá mua điện mặt trời.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, đây là chính sách hết sức đúng đắn khi thời gian tới, nguy cơ thiếu điện rất rõ.
"Điện hạt nhân Việt Nam đã dừng rồi, thủy điện có thể nói gần như là cạn kiện, thậm chí các nguồn nước cho thủy điện nhiều khi không đảm bảo. Nhiệt điện cũng gây rất nhiều tác hại. Do đó, hiện Việt Nam đã định hướng tập trung vào năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió, điện mặt trời," ông Hải nói.
Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, nhờ vào các chính sách ưu đãi, rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào điện mặt trời tại Việt Nam.
Dữ liệu do EVN công bố tháng 3 vừa rồi cho thấy đã có 141 dự án điện mặt trời được phê duyệt bổ sung quy hoạch, trong đó có 95 dự án với tổng công suất 6.127 MW đã ký xong hợp đồng mua bán điện.
Ninh Thuận là tỉnh tập trung nhiều dự án điện mặt trời nhất với các nhà máy đã ký hợp đồng mua bán điện có tổng công suất 1.752 MW, tiếp đến là Bình Thuận 1.186 MW, Tây Ninh 708MW, Phú Yên 505MW và Khánh Hòa 220 MW.
Tuy nhiên, ông Hải thừa nhận, việc phát triển điện mặt trời còn nhiều thách thức. Ví dụ, do liên quan đến Luật Quy hoạch nên hàng trăm dự án năng lượng mặt trời bị ngưng trệ, không thực hiện được. Mặt khác, việc đấu nối vào mạng lưới điện quốc gia cần có nguồn tài chính để đầu tư và kỹ thuật của ngành điện.
Ông Lâm cho biết thêm, vấn đề khó khăn nhất là giải toả công suất khi hàng loạt các doanh nghiệp điện mặt trời cùng đấu nối lưới điện quốc gia. Để đầu tư được đường dây 220KV phải mất từ 3 - 5 năm, còn với đường dây 500KV thời gian dài hơn. Trong đó, lâu nhất là các thủ tục đất đai, đất rừng phải xin ý kiến Thủ tướng. Do đó, việc thực hiện đấu nối có thể sẽ mất nhiều thời gian.
Để đáp ứng để yêu cầu đấu nối khi hàng loạt các doanh nghiệp điện mặt trời cùng hoà vào lưới điện quốc gia, theo ông Lâm, các doanh nghiệp cần thực hiện một số văn bản pháp quy mà Bộ Công thương đã quy định.
Trong tháng 3, EVN đã họp với các nhà đầu tư để ký hợp đồng mua bán điện. "Khoảng 200 nhà đầu tư đã đến EVN để cùng tháo gỡ, giải toả vấn đề về công suất một cách nhanh nhất", ông Lâm nói.
EVN đã thành lập tổ công tác tại các công ty điện lực, đặc biệt ở các vùng có nhiều dự án điện mặt trời. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể lên website để theo dõi tiến độ. Đồng thời, EVN cũng đã rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ đấu nối cho các nhà đầu tư xuống chỉ còn một nửa, doanh nghiệp được phép khai báo trực tuyến.
'Việt Nam sẽ nhanh chóng làm chủ công nghệ điện mặt trời'
EVN vội hòa lưới nốt 54 nhà máy điện mặt trời trước 30/6
EVN đang gấp rút tiến hành nghiệm thu và kiểm tra điều kiện để đóng điện, hoà lưới vận hành các dự án điện mặt trời chính thức trước 30/6/2019.
Dấu ấn nhà đầu tư Thái Lan trong cơn sốt điện mặt trời Việt Nam
Chính sách mới về điện mặt trời tại Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển dự án, trong đó các doanh nghiệp Thái Lan ghi dấu với nhiều dự án lớn.
Công ty Trung Quốc hưởng lợi từ cuộc đua điện mặt trời tại Việt Nam
Doanh thu của nhà cung cấp pin mặt trời cho dự án điện mặt trời tại Việt Nam đến từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
HDBank tài trợ đặc biệt cho các dự án điện mặt trời áp mái
Doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà sẽ hưởng ưu đãi vốn vay tại HDBank với tỷ lệ 70%, thời hạn cho vay 5 năm. Tài sản đảm bảo chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với mức tài trợ lên đến 10 tỷ đồng.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.