Leader talk
Việt Nam tăng tốc chuẩn bị tiến vào kỷ nguyên mới
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc chuẩn bị cho sự khởi đầu bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà tăng trưởng kinh tế phục hồi về mức trước dịch
TS. Nguyễn Minh Phong, Phó vụ trưởng, Phó Ban tuyên truyền lý luận Báo Nhân Dân, nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã phục hồi và đạt được mức tăng trưởng như trước đại dịch Covid-19, nhất là các chỉ số về sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu.
Đây là nền tảng rất tốt để nền kinh tế chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới như lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Theo đó, mặc dù chưa có số liệu chính thức, song tới thời điểm hiện tại, có thể khá chắc chắn rằng, kinh tế Việt Nam sẽ đón nhận nhiều kỳ tích trong năm 2024. Sự quyết liệt sáng suốt trong chỉ đạo, cùng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã khiến GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm, nhiều khả năng cán đích tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5%-7% do Quốc hội đặt ra.
Đáng mừng hơn, sau nhiều năm lỡ hẹn, năm 2024, Việt Nam có thể đạt được và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Mức tăng trưởng GDP trên 7% đảm bảo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD-4.730 USD.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện đứng thứ 35 và thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới, với xuất siêu chín năm liên tiếp.
Bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát tốt và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới tiếp tục duy trì tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với triển vọng ổn định, ông Phong nhận định.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hội nhập mạnh mẽ với thế giới, có quan hệ ngoại giao chính thức với 194 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc; được 73 nước công nhận nền kinh tế thị trường; đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA, RCEP...) với trên 60 quốc gia, đối tác lớn trên toàn cầu.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Từ năm 2021, Việt Nam đã được quốc tế xếp hạng là nền kinh tế có mức "tự do trung bình" nằm trong khoảng nhóm nước “tin cậy” về sở hữu trí tuệ.
Xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới tính từ năm 2019 đến nay (74%), và năm 2024 tăng thêm 1 bậc, xếp thứ 32/100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới, đạt 431 tỷ USD trong bảng xếp hạng của hãng Brand Finance, công ty định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh.
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cả năm 2024 có thể đạt khoảng 782,33 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất siêu ước đạt 23,53 tỷ USD.
Với mức tăng trưởng lên đến 7%, trước đó, nhóm nghiên cứu toàn cầu HSBC đã dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc mức cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan).
Việt Nam sẽ trở lại như "một ngôi sao tăng trưởng" trong năm 2024, sau khi Philippines dẫn đầu khu vực vào năm 2023.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đánh giá, Việt Nam sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với dự báo tăng trưởng 6,4% từ năm 2024 đến 2029.
Triển vọng tích cực để bước vào kỷ nguyên mới
Năm 2025, HSBC dự báo GDP Việt Nam tăng 6,5% và tiếp tục duy trì mức cao nhất khu vực. Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng vào năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là từ 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%.
Tuy nhiên, theo quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ, trong hội nghị toàn quốc tổng kết Nghị quyết số 18, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu chỉ tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP 8% cho cả nước vào năm tới. Đây được coi là bệ phóng cho giai đoạn bứt phá tăng trưởng hai con số từ 2026 đến 2030.
Theo ông Phong, nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc chuẩn bị cho sự khởi đầu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong năm 2025, Việt Nam sẽ đẩy mạnh các vấn đề về xây dựng chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp chế biến ứng dụng có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và tinh gọn bộ máy.
Qua đó, nền kinh tế sẽ củng cố sự độc lập tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để thích ứng với bối cảnh cạnh tranh địa chính trị thế giới ngày càng phức tạp, khó lường.
Dẫn chứng cho những dấu hiệu tích cực, đi lên của kinh tế Việt Nam, ông Phong dẫn chứng, nhiều dự án đầu tư công lớn được khởi công đang tạo động lực lan toả cao cho toàn nền kinh tế.
Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 ước gần 800.000 tỷ đồng, cao hơn so với con số hơn 670.000 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2024. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 315.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 475.727 tỷ đồng.
Năm 2025, Việt Nam tiếp tục mở rộng phát triển công nghiệp và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc, sân bay mới và hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhằm tạo động lực cho tăng trưởng.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, cả nước tập trung ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá.
Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, các địa phương cực tăng trưởng của cả nước phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn để phát huy vai trò đầu tàu mạnh mẽ trong năm 2025, tạo đà để cả nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Bên cạnh đó, tỷ giá, lãi suất cũng được điều tiết phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng được giữ ổn định. Lãi suất cho vay dự kiến sẽ được hạ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi.
Trong đó, kinh tế tư nhân được phát triển để trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, tiến tới xây dựng cơ chế phát triển mạnh doanh nghiệp dân tộc, quy mô lớn.
Cùng với đó, nhiều nút thắt pháp lý tiếp tục được giải quyết. Giai đoạn 2023-2024, Quốc Hội đã thông qua nhiều luật, nghị quyết nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, các dự án quy hoạch, đầu tư...
Các chính sách tài chính và tiền tệ đang được điều hành linh hoạt hơn, bao gồm cả đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, mang lại nguồn lực quan trọng và hỗ trợ hiệu quả cho sự phục hồi của thị trường bất động sản và cả nền kinh tế.
Bên cạnh các động lực từ nội tại nền kinh tế, theo ông Phong, các yếu tố tích cực cũng đến từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành sản xuất, đặc biệt là xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Tính đến hết tháng 11/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng 31,38 tỷ USD, chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, song cần lưu ý là năm 2023, FDI vào Việt nam tăng tới trên 36% so với năm 2022.
Niềm tin thị trường của các doanh nghiệp FDI được củng cố qua con số tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục mới trong giai đoạn 2019-2024. Đây cũng chính là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam đạt được mức giải ngân FDI trên 20 tỷ USD.
Đến nay, Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI (với lũy kế đến nay có hơn 40,8 nghìn dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 487 tỷ USD).
Việt Nam đang từng bước trở thành một trung tâm sản xuất, nằm trong chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Intel, Apple, GE, Foxconn, Nvidia...
Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới
Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm và yếu tố quyết định thành công trong kỷ nguyên mới
Cả nước đang phấn đấu thi đua để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 và chuẩn bị cho năm mới 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đây là năm bản lề hết sức quan trọng để thực hiện thành công các Nghị quyết của Đảng cũng như các chương trình hành động của Chính phủ.
Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới
Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, không ngừng phấn đấu, đóng góp nhiều hơn nữa cho duy trì hoà bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu.
“Móng vuốt của con rồng Việt Nam” đã sẵn sàng chinh phục kỷ nguyên mới ?
Chuẩn bị đánh dấu cột mốc 30 năm cùng tâm thế sẵn sàng chuyển mình mạnh mẽ, Tập đoàn CT Group đã quyết định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Slogan “Nhà phát triển đô thị toàn diện”, các sứ mệnh và giá trị cốt lõi vẫn là kim chỉ nam xuyên suốt của Tập đoàn trong hành trình tiếp theo.
Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng có thể khai thác nhu cầu tài chính xanh, tài chính thương mại, fintech của khu vực ASEAN để tạo lợi thế khác biệt.
Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn
Chủ tịch Viettel đánh giá cao cơ chế thí điểm công nghệ mới, cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, mua các bí mật công nghệ của nước ngoài có trong Nghị quyết 57.
Đâu sẽ là 'đầu tàu' kéo nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
Trong khi xuất khẩu nhiều biến số, chính sách tiền tệ gặp áp lực, đầu tư công và tiêu dùng nội địa được kỳ vọng trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.
'Khoán 10' của thế kỷ 21 và hơn thế nữa
Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, mang tính đột phá và chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch FPT cam kết 8 điểm đột phá cho kỷ nguyên mới
Thông qua Nghị quyết 57, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tin rằng, Việt Nam có thể vươn lên ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, những công nghệ lõi mà mọi quốc gia đều cần.
SeABank lãi trước thuế hơn 6.000 tỷ đồng năm 2024
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch.
Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Technopark tìm về Quảng Ngãi
Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.
Du khách ngây ngất với lễ hội đèn lồng chưa từng có ở Việt Nam
Trong không khí náo nức của những ngày trước Tết, dòng người đã từ khắp nơi đổ về thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội - Ocean City - nơi đang diễn ra Lễ hội ánh sáng phương Đông - lễ hội đèn lồng lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới tại một khu đô thị ở Việt Nam.
Tỉnh Quảng Nam xin thêm chỉ tiêu nhiệt điện khí
Tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung hai dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 7.200MW vào đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, vận hành dự kiến giai đoạn 2026-2030.
Khu du lịch nghỉ dưỡng 1.500 tỷ của Sao Mai Group đi vào hoạt động
Khu du lịch nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa được xây dựng trên diện tích 54ha, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng vừa được Sao Mai Group đưa vào hoạt động.
Home Hanoi Xuan: Không gian trải nghiệm Tết Việt của du khách quốc tế
Đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City sẽ mở cửa đón khách từ ngày 16/1-3/2 (17 tháng chạp – mùng 6 Tết) với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa Việt.