Việt Nam thực hiện nhiều cải cách về môi trường kinh doanh nhất khu vực
Linh Lan
Thứ tư, 01/11/2017 - 09:30
Việt Nam tiếp tục được tăng hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh tế, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017, theo báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới.
Ảnh: vietnamskyline
Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 (Doing Business 2018), Việt Nam tiếp tục được tăng hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh tế, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017; với số điểm 67,93 trên thang điểm 100.
Dự án Doing Business cung cấp các đo lường khách quan về các quy định kinh doanh và các hoạt động kinh doanh trên 190 nền kinh tế và các thành phố được lựa chọn ở cấp địa phương và cấp khu vực của Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa công bố với chủ đề "Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm"
Trước đó, trong báo cáo năm 2017, Việt Nam đứng vị trí thứ 82/190, với số điểm 63,83 trên thang 100; tăng 9 bậc so với năm 2016.
Theo báo cáo này, cùng với Indonesia, Việt Nam là nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua, trong đó mỗi nước cùng có 39 cải cách. Hiện nay, doanh nhân tại TP.HCM chỉ mất 22 ngày và 6,5% thu nhập đầu người để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, so với 61 ngày và 31,9% năm 2003.
Hai nền kinh tế của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đứng trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng của Môi trường kinh doanh, đó là Singapore (xếp thứ 2) và Hồng Kông - Trung Quốc (thứ 5).
Các nền kinh tế có thứ hạng thấp nhất khu vực là Myanmar (thứ 171) và Timor-Leste (thứ 178).
Những nền kinh tế lớn khác trong khu vực và thứ hạng tương ứng gồm có Trung Quốc (78), Indonesia (72), Nhật Bản (34), Malaysia (24), Philippines (113), Thái Lan (26) và Việt Nam (68).
WB xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Nhân Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) năm 2017, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang rất cần sự vào cuộc có trách nhiệm và chứa đựng khát vọng lớn mạnh, vươn cao, vươn xa của khu vực kinh tế tư nhân, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.