Việt Nam thực hiện nhiều cải cách về môi trường kinh doanh nhất khu vực
Linh Lan
Thứ tư, 01/11/2017 - 09:30
Việt Nam tiếp tục được tăng hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh tế, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017, theo báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới.
Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 (Doing Business 2018), Việt Nam tiếp tục được tăng hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh tế, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017; với số điểm 67,93 trên thang điểm 100.
Dự án Doing Business cung cấp các đo lường khách quan về các quy định kinh doanh và các hoạt động kinh doanh trên 190 nền kinh tế và các thành phố được lựa chọn ở cấp địa phương và cấp khu vực của Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa công bố với chủ đề "Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm"
Trước đó, trong báo cáo năm 2017, Việt Nam đứng vị trí thứ 82/190, với số điểm 63,83 trên thang 100; tăng 9 bậc so với năm 2016.
Theo báo cáo này, cùng với Indonesia, Việt Nam là nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua, trong đó mỗi nước cùng có 39 cải cách. Hiện nay, doanh nhân tại TP.HCM chỉ mất 22 ngày và 6,5% thu nhập đầu người để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, so với 61 ngày và 31,9% năm 2003.
Hai nền kinh tế của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đứng trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng của Môi trường kinh doanh, đó là Singapore (xếp thứ 2) và Hồng Kông - Trung Quốc (thứ 5).
Các nền kinh tế có thứ hạng thấp nhất khu vực là Myanmar (thứ 171) và Timor-Leste (thứ 178).
Những nền kinh tế lớn khác trong khu vực và thứ hạng tương ứng gồm có Trung Quốc (78), Indonesia (72), Nhật Bản (34), Malaysia (24), Philippines (113), Thái Lan (26) và Việt Nam (68).
WB xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Nhân Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) năm 2017, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang rất cần sự vào cuộc có trách nhiệm và chứa đựng khát vọng lớn mạnh, vươn cao, vươn xa của khu vực kinh tế tư nhân, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.