Phân biệt các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng là các loại nhãn hiệu mà các doanh nghiệp, tổ chức cần phân biệt.
Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được Việt Nam rất quan tâm trong những năm gần đây. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi của Hoa Kỳ về công tác bảo hộ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ trên một số lĩnh vực.
Báo cáo đặc biệt 301 là một trong những báo cáo thường niên của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR). Đây là báo cáo đánh giá những đối tác thương mại của Hoa Kỳ không bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và hiệu quả, hoặc những đối tác không cho phép các nhà đổi mới và sáng tạo của Hoa Kỳ được tiếp cận thị trường.
Trong báo cáo này, những đối tác thương mại mà Hoa Kỳ đang có nhiều lo ngại nhất liên quan đến quyền SHTT sẽ được đưa vào Danh sách theo dõi ưu tiên hoặc Danh sách theo dõi. Trong Báo cáo đặc biệt 301 năm 2022, USTR đã đưa 27 quốc gia vào danh sách này, trong đó có Việt Nam.
Hiện tại, Argentina, Chile, China, India, Indonesia, Russia và Venezuela đang nằm trong Danh sách theo dõi ưu tiên. Trong khi đó, Algeria, Barbados, Bolivia, Brazil, Canada, Colombia, Cộng hòa Dominica, Ecuador, Ai Cập, Guatemala, Mexico, Pakistan, Paraguay, Peru, Nước Thái Lan, Cộng hoà Trinidad & Tobago, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam đang nằm trong Danh sách theo dõi.
Mặc dù đã thực hiện nhiều hoạt động để cải thiện khả năng bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ như: sửa đổi một số điều luật về sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường khả năng tuân thủ những cam kết của các Hiệp định thương mại quốc tế, hay gia nhập Hiệp ước WIPO về Trình diễn và Ghi âm và Hiệp ước WIPO về bản quyền (hay còn được gọi chung là “các Hiệp ước Internet”), hoạt động bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam chắc chắn vẫn còn là một thách thức lớn. Chính vì vậy, báo cáo đặc biệt 301 năm nay vẫn tiếp tục gọi tên Việt Nam trong danh sách theo dõi. Đây là năm thứ 28 liên tiếp Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi của báo cáo này.
Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã thực hiện khởi tố hình sự đối với những nhà điều hành của trang phimmoi.net, ở Việt Nam, những hành vi vi phạm bản quyền trực tuyến (trong đó có cả việc sử dụng những thiết bị vi phạm bản quyền và các ứng dụng để truy cập vào nội dung nghe nhìn trái phép) vẫn là một vấn đề lớn.
Theo Báo cáo đặt biệt 301, trong hoạt động bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập. Trong số đó, sự phối hợp lỏng lẻo giữa các bộ và cơ quan chịu trách nhiệm, những hạn chế trong năng lực thi hành, cùng với việc pháp luật chưa ưu tiên thực thi quyền sở hữu trí tuệ là những nguyên nhân chính.
Mặc dù đã ban hành một nghị định để giải quyết vấn đề bán hàng giả trên các nền tảng trực tuyến, hoạt động bán hàng lậu, hàng giả trực tuyến ở Việt Nam vẫn là một vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, tại các chợ vật lý ở Việt Nam, hàng giả hàng nhái vẫn còn tràn lan.
Thêm vào đó, ở Việt Nam, khi thực hiện các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, những cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ phải chịu phạt hành chính. Những hình phạt này là chưa đủ răn đe, khiến cho các hoạt động vi phạm bản quyền và làm giả hàng hóa vẫn được thực hiện tương đối phổ biến và công khai.
Hiện tại, Hoa Kỳ đang tham gia góp ý với Việt Nam trong việc sửa đổi một số vấn đề trong Bộ luật Hình sự năm 2015 liên quan đến việc thực hiện những biện pháp hình sự đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
Thêm vào đó, theo Báo cáo đặc biệt 301, về việc chống lại hoạt động thương mại không công bằng và tiết lộ trái phép về sở hữu trí tuệ, hệ thống luật Việt Nam cần làm rõ hơn về những thử nghiệm chưa công bố và những dữ liệu khác trong những yêu cầu cần có để có thể tiếp thị dược phẩm.
Hoa Kỳ đang quan sát Việt Nam một cách rất kỹ lưỡng trong việc thực hiện những cam kết, những điều khoản về sở hữu trí tuệ đối với các bên thứ ba trong các hiệp định thương mại.
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tham gia và giải quyết những vấn đề này, đồng thời tạo cho các bên quan tâm liên quan những cơ hội phù hợp để đóng góp ý kiến khi Việt Nam tiến hành những hoạt động cải cách này. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng hợp tác song phương liên tục thông qua việc thực hiện Hiệp định hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan, có hiệu lực vào tháng 5 năm 2020.
Báo cáo cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nhấn mạnh các vấn đề về sở hữu trí tuệ với Việt Nam thông qua khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những hoạt động song phương khác.
Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng là các loại nhãn hiệu mà các doanh nghiệp, tổ chức cần phân biệt.
Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng bằng cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng rõ ràng, đây là một hiểu lầm lớn.
Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể nhưng vẫn còn những điểm khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh quốc tế.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với việc các công ty làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.