VietJet Air tính niêm yết trên sàn New York, London
Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VJC) đang thảo luận với các đối tác để trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài, Bloomberg đưa tin.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ tuần này, Vietjet là một trong số những doanh nghiệp Việt Nam ký những hợp đồng giá trị lớn nhất.
Hãng hàng không Vietjet (Vietjet) và công ty CFM International- một liên doanh giữa GE và Safran đã ký hợp đồng cung cấp 215 động cơ máy bay kèm theo dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng. Hợp đồng này trị giá 3,58 tỷ đô la Mỹ và được thực hiện trong vòng 12 năm.
Ngoài ra, Công ty GECAS của tập đoàn GE sẽ cung cấp tài chính thuê mua tàu bay trị giá 1 tỷ đô la Mỹ cho 10 máy bay mà VietJet đặt hàng từ các nhà sản xuất.
Vietjet cũng đã ký kết với tập đoàn Honeywell Aviation hợp đồng cung cấp và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ phụ (APU) cho 98 tàu bay trị giá 180 triệu USD.
Tổng giám đốc Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho hay dòng động cơ này giúp tiết kiệm tới 15% lượng nhiên liệu tiêu hao, kèm theo các dịch vụ toàn diện về bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo.
Sự hợp tác với nhà sản xuất của Mỹ giúp đội máy bay VietJet sẽ có những bước đột phá về công nghệ thế hệ mới, nâng chất lượng chuyến bay và tăng độ tin cậy khai thác, đồng thời giảm các chi phí vận hành.
Hãng hàng không tư nhân Vietjet khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên từ năm 2011. Đến nay đã nhanh chóng vượt qua Vietnam Airlines trở thành nhà vận chuyển hàng không nội địa lớn nhất nước. Năm ngoái hãng này đã phục vụ 35 triệu lượt khác hàng. Đội bay hiện tại gồm 45 chiếc A320 và A321 với hơn 300 chuyến bay mỗi ngày với các đường bay phủ khắp cả nước và một số quốc gia lân cận.
Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VJC) đang thảo luận với các đối tác để trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài, Bloomberg đưa tin.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.