Leader talk
Võ Văn Tiếng: Chàng ngựa ô can trường cùng hạt gạo Tâm Việt
“Ngựa ô can trường” là tên bên hướng đạo sinh đặt cho Võ Văn Tiếng, người can trường với nông nghiệp sạch.
Cùng với bức tranh tái cơ cấu nông nghiệp đang khởi sắc là “thế hệ xanh F1” với những nỗ lực hết mình cho những thương hiệu đặc sản địa phương của gia đình, dòng tộc.
Những hậu duệ tử tế như anh Nguyễn Minh Hậu, con trai út của ông “sầu riêng Sáu Ri”; anh Võ Văn Tiếng, chàng ngựa ô can trường cùng hạt gạo Tâm Việt; anh Nguyễn Phụng Hoàng và thương hiệu mắm Bà Giáo Khỏe; chị Trần Minh Trang với thương hiệu Thực phẩm sạch Tây Nguyên… đang ghi dấu một cách làm nông mới, biến nông nghiệp đen thành nông nghiệp xanh với một cái nhìn rộng mở hơn về công nghệ, về kỹ thuật… bằng cả tri thức và tấm lòng.
TheLEADER trân trọng giới thiệu tới bạn đọc chùm bài viết đặc biệt với chủ đề: "Thế hệ xanh F1- Những hậu duệ tử tế của nhà nông".
Bài 2: Võ Văn Tiếng, chàng ngựa ô can trường cùng hạt gạo Tâm Việt
Để ý cách làm nông của người Tây Bắc, Võ Văn Tiếng thấy người dân không dùng phân thuốc, còn ba mẹ làm 10ha dùng hơn 22 tấn phân hóa học, lượng hóa học rất kinh khủng cả phân lẫn thuốc khiến cho đất không bình thường là đất nông nghiệp nữa.
Tiếng quyết định khởi nghiệp trồng gạo sạch với 2ha đất mượn của ba mẹ, ban đầu, anh bỏ 50% phân hóa học, 50% không phân thuốc, sau đó 100% không bón phân. Để tìm ra công thức thuận tự nhiên, anh đã nếm trải không ít thất bại, năm đầu thử thách đủ thứ, từ tư tưởng gia đình đến kiến thức, sức khỏe, niềm tin… Với tinh thần thép, anh đã học được rất nhiều bài học.
Vụ đầu sản lượng lúa thấp không như mong đợi, đặt mục tiêu trên 5 tấn/1ha nhưng chỉ được 4 tấn. Vì kinh tế, anh đã gặp phải sự phản đối trước tiên của cha: “Người ta làm thế nào mình phải làm hơn người ta chứ không thua người ta về sản lượng”.
Anh hỏi ngược lại cha: “Con làm lúa sản lượng thấp nhưng bán giá cao hơn, vẫn kiếm được tiền như thường. Ba biết dùng phân là độc hại không? Trước tiên là hại mình, người tiếp cận phân thuốc đầu tiên, người tiêu dùng ảnh hưởng tiếp theo”, nói riết ba cũng chấp nhận cho anh thử nghiệm tiếp.
Vụ thứ hai, vụ thứ ba năng suất nhảy vọt nhờ trả nguồn đất tự nhiên, khôi phục lại dưỡng chất cho đất, năng suất cao hơn. Cách cải tạo đất của anh là cho đất nghỉ, hàng năm người nông dân làm ba vụ, anh làm hai vụ thôi, sau đó lấy rơm đốt thành tro, vùi lại bón cho đất cùng với phân hữu cơ. Những năm đầu nguồn dinh dưỡng phụ thuộc phân hóa học vẫn chưa kịp phục hồi, nhưng ba bốn vụ sau đất đã hồi lại, đến giờ anh bỏ hẳn phân hóa học.
Thuốc trừ sâu thì anh bỏ hẳn từ ban đầu. Người ta đi thăm đồng ban ngày, anh lại đi thăm đồng buổi tối, để nghiên cứu mấy loài “ thiên địch” sinh trưởng thế nào, con nào có thể trị con nào theo phương pháp của tự nhiên, chứ không hại nó. Anh phát hiện ra lúc trời gần sáng, những con rầy nâu bay đi, để lại trứng trên thân lúa, những ấu trùng đó sẽ sinh ra rầy nâu con.
Trong môi trường tự nhiên con cá diệt rầy nâu bế mẹ là tốt nhất. Khi rầy nâu bay xuống uống nước thì cá ăn hết. Căn thời tiết khi rầy nâu đẻ, anh bơm nước vào cho ngập trứng để trứng bị ung không nở được úng trứng. Trung bình 1000m2 anh thả khoảng 500 con cá lòng tong.
Vụ đầu tiên không biết, anh nuôi cá mè trắng, nhanh lớn, bán giá cao, nhưng đâu biết con cá đó ăn thực vật, ăn luôn cây lúa của mình, thiệt hại không đáng kể nhưng giúp anh hiểu rằng phải nuôi cá cá rô đồng, cá sặc rằn, cá diêu hồng. bài học anh rút ra là bất cứ làm gì cũng phải thử nghiệm mô hình nhỏ, sau đó nhân rộng quy mô lớn để tránh bài học rủi ro.
Sâu đục thân là con sâu sợ nhất của nhà nông, người ta thường chờ nó đến để diệt, nhưng anh lại tìm cách phòng ngừa. Kết hợp nuôi vịt để xua đuổi và bơm nước cao lúc sâu bay đến để sân không đục thân cây được. Muốn căn được đúng thời điểm bơm nước, phải hiểu con dịch hại trên cây lúa.
Rầy lửa tức con bù lệch từ 8 đến 15 ngày sẽ bay đến lúa của mình, nó có tí xíu bằng đầu kim, 5 con mới ăn được một lá lúa, ngược lại cây lúa lên đến lá thứ sáu rồi thì không bị dịch hại nữa, sẽ tự hết.
Cây lúa còn nhỏ chưa nhiều dinh dưỡng, đến ngày 15 sẽ mạnh hơn, tự đề kháng lại con rầy lửa đó mà không cần phun thuốc gì hết. Có mùa chòm xóm đi qua thấy cánh đồng 10ha của anh sạ được 10 ngày thì bị rầy lửa, vàng hết ý như lúa chín, ai cũng lo rầu dùm cho anh, nói tại sao không chịu xịt thuốc?
Nhưng anh nhất quyết không, vì con rầy lửa nhỏ bằng đầu kim, nó ăn tí thôi rồi no, nếu ham ăn quá sẽ bể bụng mà chết. Ai cũng nói “Tiếng liều”, nhưng chỉ qua 20 ngày tuổi, lúa của anh tự nhiên lại xanh tốt trở lại trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Qua trận dịch rầy lửa này, bà con tỏ vẻ thân thiện với anh hơn, họ bắt đầu đến giao lưu chia sẻ kinh nghiệm…
Mô hình làm nông của anh Tiếng không nghiêng về cây lúa, mà kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi đủ các loại rau trái để có thể cung cấp cho mọi người nguồn thực phẩm sạch.
Anh tâm sự: “Tại sao nông dân cứ được mùa mất giá, thảm kịch đó cứ xoay vòng hoài với người nông dân, không chủ động được giá cả, bị lệ thuộc vào thương lái. Tôi muốn tháo rào cản đó, không chỉ làm lúa, vì nếu dịch bệnh sẽ mất trắng.
Tôi vừa trồng lúa, nuôi cá, vịt, trồng hóa màu trên triền đê của mình, nếu giá lúa có bấp bênh sẽ có nhiều nguồn thu khác từ cá, vịt, hoa màu… không bị lỗ trắng tay. Người tiêu dùng rất cần nguồn sản xuất an toàn, sạch, nhưng phụ thuộc vào thương lái, không biết giá cả đích thực đến với người tiêu dùng. Mình quyết định vừa sản xuất, vừa đưa đến thẳng người tiêu dùng.
Ngày xưa do môi trường sinh thái cân bằng, cá, chim, cò… còn rất nhiều, sau này bị tận diệt hết. Tôi muốn dùng mô hình cây và con để cân bằng với nhau, bón phân ngược lại cho đất, tạo nên hệ tuần hoàn sinh thái tự nhiên”.
Chọn tên thương hiệu là Tâm Việt, theo anh chính là làm vì cái tâm cho người Việt, may mắn anh đã gặp được những người có tâm với hạt gạo.
Anh kể: “Cũng nhờ cô Kim Hạnh, Kim Anh ở BSA giúp đỡ tận tình để có mặt trong các Phiên chợ xanh tử tế mà nhiều người tiêu dùng Sài Gòn biết đến Tâm Việt nhiều hơn. Cô Kim Hạnh còn giới thiệu chú Lê Minh Hoan, bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp, nhờ chú can thiệp mà mình không bị làm khó.
Tôi rất buồn vì quê mình hỗ trợ mô hình bạn trẻ rất ít. Tôi đã từng vấp phải sự cản ngăn của chính quyền xã, muốn cưỡng chế mình khi đắp đập làm mương. Những bạn trẻ khác sẽ rất khó khăn, địa phương muốn thay đổi phải tận dụng nguồn nhân lực trẻ.
Đừng để các bạn phải xa quê lập nghiệp, cũng đừng để tình trạng làm lúa bẩn theo phong trào, rồi nuôi cá lóc ùn ùn, tới ngưỡng nào đó môi trương ô nhiễm, cung vượt quá cầu lại mất giá, vòng luẩn quẩn.
Những ngày đầu tôi cực kỳ đơn độc, chỉ một mình âm thầm làm, không được gia đình ủng hộ, chính quyền thì ngăn cản, bạn bè cũng bảo mình điên. Nhưng mình lạc quan, không áp lực, bỏ qua mọi thứ, làm gì thấy được là làm thôi”
Theo anh, để có thể biến “Mekong đen thành mekong xanh”, chỉ có thể trông chờ vào những người trẻ.
“Rất khó thay đổi được người nông dân, vì họ bảo thủ rất cao, không bao giờ nghe thằng nhóc con như tôi hơn 20 tuổi. Nhưng ngược lại những bạn trẻ sẵn sàng chia sẻ. Tôi đã có được 5 người bạn trẻ ăn cùng ngủ cùng ở cái chòi ngoài cánh đồng, cùng định hướng thay đổi kiến thức những bạn trẻ, con của những người nông dân, chứ không phải những người nông dân thủ cựu.
Các bạn về với tôi đều có chung lý tưởng mong muốn tạo ra thực phẩm sạch cho gia đình, cho chính mình. Đó là Bình, đại học An Giang chuyên ngành sinh học, người quản lý chuyên môn về cây lúa. Trước khi về Bình nói những điều bạn học trên giảng đường khác xa thực tế điều tôi làm, đa phần dùng thuốc trừ chứ không biết phòng.
Còn mình chỉ phòng nó và dùng tự nhiên để diệt thôi. Bình rất hứng thú khi tôi chia sẻ hết những kinh nghiệm xương máu. Đến bây giờ bạn có điều kiện thực nghiệm để thử những gì mình muốn, giúp tôi quản lý về kỹ thuật trồng lúa mỗi khi mình đi xa.
Bạn Loan quê Bình Định, học đại học Nông Lâm hàng ngày thấy người nông dân làm lúa vác bình thuốc sâu như những cục nợ, để tạo ra những sản phẩm bẩn mắc nợ nhiều hơn với người tiêu dùng, bạn đã về đây để làm được điều gì có ích cho cộng đồng…
Chúng tôi đều muốn thay đổi cục diện cho người nông dân làm nông nghiệp, nếu đi đơn lẻ sẽ cực kỳ khó khăn. Chúng tôi hoàn toàn tự cung tự cấp, hoa màu, rau cá... Các bạn đều tự nghiên cứu mô hình của mình, một bạn sẽ trồng nấm, một bạn sẽ nuôi cá, trồng chuối kết hợp nuôi vịt, một bạn đang thủ nghiệm trồng bắp, trồng bí rợ…
Tôi muốn các bạn thử nghiệm từ thực tế, tạo điều kiện hết sức cho các bạn để nhân rộng mô hình của chính mình chứ không rập khuôn theo Tiếng. Điều mong muốn của mình là gắn kết các bạn trẻ với nhau, chia sẻ những điều làm được, cùng các bạn thay đổi cách làm nông để tạo ra môi trường tốt nhất. Sắp tới tôi sẽ mướn thêm 10ha nữa, mỗi năm chỉ làm hai vụ, cần lượng đất để xoay vòng”.
Hỏi anh lấy đâu ra tiền để thuê thêm đất, làm bao bì đẹp thế cho thương hiệu? Anh cười hạnh phúc: “Cũng nhờ những tình bạn quý, nhờ chú Hoan giúp quy hoạch vùng để mình có được khoảng đất rộng, để chứng minh mình nói thiệt, làm thiệt.
Ban đầu mày mò bảo quản hạt gạo rất công phu tốn kém, anh Nguyễn Minh Thiện, Giám đốc công ty Cỏ May đã hỗ trợ mình kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, đóng gói bao bì. Mình muốn nhân rộng mô hình nhưng chưa có nguồn vốn, anh hỗ trợ hết tiền thuê đất và tiền sản xuất để mình mướn 10ha, nhân rộng mô hình.
Ra sản phẩm anh thấy mình đóng gói bằng tay không đẹp mắt, anh hỗ trợ đóng gói định hình từ nhà máy của anh. Ở Việt Nam hiếm có nhà máy hiện đại như thế. Hiện tại nguồn gạo của mình chưa đủ cung cấp cho anh em bạn bè”.
“Ngựa ô can trường” là tên bên hướng đạo sinh đặt cho Tiếng, anh tâm sự: “Tôi vẫn tiếp tục can trường với nông nghiệp sạch và luôn phải cố gắng cho xứng với tên gọi đó”.
Hạnh phúc nhất với Tiếng bây giờ là hội tụ được những bạn trẻ cùng lý tưởng khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị đến với Tâm Việt để cùng cháy với mình. Anh vẫn không ngừng tìm hiểu những mô hình khác để học hỏi liên tục, không tự cao với những gì mình có.
“Thành công theo tôi là những việc mình làm có ích cho những người xung quanh. Tôi không theo đuổi việc kiếm tiền, vì kiếm tiền thì biết bao nhiêu cho đủ, chỉ kiếm tiền thôi thì chẳng có ý nghĩa gì”, anh chia sẻ.
(*) Đón đọc bài tiếp cùng chuyên đề: Nguyễn Phụng Hoàng, người đưa mắm Bà Giáo Khỏe xuất ngoại
Nguyễn Minh Hậu, ba đời sống chết với sầu riêng
Chủ tịch U&I Group Mai Hữu Tín: Chàng võ sĩ trên đấu trường kinh tế
Bí quyết từ một chàng trai tỉnh lẻ trở thành một ông nghị sắc sảo trên chính trường, một doanh nhân đầy bản lĩnh của Mai Hữu Tín chính là “biết giữ lời”, đúng như tên của cha mẹ đặt cho anh.
Ông Đặng Văn Thành: 'Say mê công việc nhưng đừng say mê quyền lực'
Nói về quãng đường khởi nghiệp, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành cho rằng mình là một “đột biến gen”, nhưng là một đột biến mạnh mẽ, có khả năng lan truyền tới đời con, đời cháu.
'Vua gốm sứ Việt' Lý Ngọc Minh và đạo của người quân tử
Nhiều người gọi Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty gốm sứ Minh Long 1 là “vua gốm sứ Việt”, một nhà kinh doanh văn hóa, nhưng con người ông lại thật giản dị, cốt cách khiêm nhường, chừng mực, hiền hòa.
Diễn viên Diệp Bảo Ngọc: Kinh doanh đòi hỏi sự sáng tạo, chỉn chu và cẩn trọng
Mới 25 tuổi và phải làm mẹ đơn thân, nhưng Diệp Bảo Ngọc không những có thể tự lo tốt cho bản thân và con trai, mà còn có một sự nghiệp kinh doanh tương đối thành công so với nhiều người đẹp khác trong showbiz Việt.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.