Tài chính
Vốn điều lệ vượt 79 nghìn tỷ đồng mang lại lợi thế gì cho VPBank?
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 79.339 tỷ đồng, bỏ xa nhóm Big 4 cùng nhiều ngân hàng thương mại lớn, vươn lên dẫn đầu hệ thống.
Bộ đệm dày
Quyết định ban hành ngày 14/11/2023 vừa qua của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã chính thức cho phép VPBank tăng vốn điều lệ từ 67.434 tỷ đồng lên 79.339 tỷ đồng. VPBank theo đó vươn lên dẫn đầu hệ thống về quy mô vốn điều lệ và đứng thứ 2 về quy mô vốn chủ sở hữu.
Hội đồng quản trị VPBank trước đó đã công bố nghị quyết sửa đổi vốn điều lệ của ngân hàng sau khi hoàn thiện thương vụ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) trong tháng 10 vừa qua.
Thỏa thuận phát hành riêng lẻ 1,19 tỷ cổ phiếu VPB cho định chế tài chính lớn thứ 2 Nhật Bản về tổng tài sản đã mang về cho VPBank hơn 35,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 1,5 tỷ USD) vốn cấp 1. Vốn chủ sở hữu của VPBank, theo đó, nâng từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng, theo sát ông lớn Vietcombank.
Hoạt động bán vốn này được VPBank triển khai từ năm 2022, trong nỗ lực củng cố năng lực tài chính dài hạn và giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát triển 5 năm lần thứ 3 (2022-2026).
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng, theo tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, sẽ tăng lên gần 19% – dẫn đầu trong các ngân hàng tại Việt Nam được tổ chức này đánh giá, sau giao dịch nói trên. Tỷ lệ này cũng đang cao hơn rất nhiều so với CAR trung bình, theo Thông tư 41, của khối ngân hàng thương mại cổ phần 11,5% và tiệm cận ngưỡng trung bình 20,87% của các ngân hàng nước ngoài tính tới thời điểm cuối tháng 9/2023, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước.
Một nền tảng vốn lớn sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh tài chính cho VPBank, qua đó cho phép ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Đồng thời, VPBank sẽ có đủ năng lực tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược SMBC được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của VPBank bằng các bí quyết, kinh nghiệm mà tập đoàn này đã tích lũy được trong nhiều năm qua ở nhiều thị trường châu Á.
Duy trì tăng trưởng liên tục
Với bộ đệm vốn dày và nền tảng tài chính vững mạnh, VPBank đã sẵn sàng đáp ứng các kế hoạch tăng trưởng liên tục trong những năm tới đây.
Theo Công ty chứng khoán VNDirect, việc VPBank bán 15% vốn điều lệ cho SMBC, giúp nâng tổng vốn chủ sở hữu lên gần 140 nghìn tỷ đồng, dự kiến sẽ mở rộng cơ sở khách hàng của ngân hàng đến các công ty FDI, đặc biệt với các công ty có liên quan đến Nhật Bản.
“Chúng tôi do đó nâng dự phóng tăng trưởng cho vay năm 2023, 2024, và 2025 [lần lượt] từ 25, 23, 18% lên 28, 25, 20%, cao nhất trong ngành để phản ánh nguồn vốn vững mạnh của ngân hàng”, VNDirect viết trong một báo cáo phát hành giữa tháng 11.
Trên thực tế, tăng trưởng tín dụng của VPBank tại thời điểm cuối quý 3 đã tăng hơn 22% so với đầu năm, đạt hơn 488 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng cá nhân tăng 19% so với đầu năm đạt hơn 232 nghìn tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm, VPBank tăng cường giải ngân một số sản phẩm cho vay có mức độ rủi ro ổn định và tạo ra tăng trưởng bền vững. Trong mảng cho vay mua nhà, VPBank tập trung vào cho vay mua nhà thứ cấp (tốc độ tăng trưởng 25%), cho vay sản xuất kinh doanh – tập trung vào cho vay các hộ sản xuất kinh doanh (tăng trưởng 22%), và đối với phần cho vay tín chấp, ngân hàng tiếp tục duy trì vị thế số 1 về doanh số chi tiêu trên thẻ và thẻ phát hành với dư nợ trên thẻ tín dụng tăng trưởng 19%.
Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đang cao hơn nhiều lần so với tăng trưởng tín dụng trung bình ngành 6,9% tại thời điểm cuối tháng 9. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng tín dụng trên 30% đạt được trong các năm trước. Tốc độ tăng chậm lại này xuất phát từ định hướng tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, ưu tiên chất lượng của VPBank, phù hợp với diễn biến thị trường và nền kinh tế.
Để duy trì bảng cân đối lành mạnh, VPBank giữ vững đà tăng trưởng ổn định của huy động trong quý 3, đạt gần 462 nghìn tỷ đồng, tăng gần 35% so với đầu năm, cao hơn so với trung bình ngành 5,9%.
Đáng chú ý, khối khách hàng cá nhân của ngân hàng ghi nhận tăng trưởng huy động ấn tượng 60% so với đầu năm, nhờ chiến lược phủ phân khúc và chương trình “toàn dân huy động”, bên cạnh bộ sản phẩm tài khoản thanh toán chuyên biệt được đóng gói và may đo theo nhu cầu người dùng.
Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) – nguồn vốn chi phí rẻ của ngân hàng, trong đó, đạt tăng trưởng hơn 22% so với đầu năm, góp phần nâng tỷ lệ CASA lên mức 17% trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank.
Cùng với hoạt động đẩy mạnh CASA, VPBank đã tăng cường khai thác nguồn vốn quốc tế với kỳ hạn dài và chi phí hợp lý nhằm tối ưu hóa chi phí vốn đầu vào, qua đó hạ lãi suất cho vay, dẫn vốn vào nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vay phục vụ sản xuất-kinh doanh, tiêu dùng và các dự án xanh, chống biến đổi khí hậu.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của ngân hàng, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nằm ở mức 26,6% tại thời điểm cuối tháng 9, dưới ngưỡng yêu cầu 34% của cơ quan điều hành (giảm xuống 30% bắt đầu từ 1/10/2023).
VPBank tăng trưởng tín dụng chọn lọc, chốt ngày chia cổ tức tiền mặt
VPBank và SMBC chính thức về một nhà
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hôm nay thông báo đã hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), chính thức đưa ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược đồng hành cùng VPBank trong chặng đường phát triển sắp tới.
VPBank tăng trưởng tín dụng chọn lọc, chốt ngày chia cổ tức tiền mặt
Điểm nhấn trong quý III đến từ dư nợ tín dụng tại ngân hàng mẹ tăng trưởng an toàn, có chọn lọc – hậu thuẫn bởi thanh khoản dồi dào và nền tảng vốn vững chắc, trong khi, các công ty thành viên đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương.
DFC cấp khoản vay 300 triệu USD cho VPBank để thúc đẩy tài chính bền vững
Trước khoản vay được cấp bởi DFC, VPBank đã liên tiếp huy động thành công nhiều khoản vay tài chính bền vững quốc tế có quy mô lớn, với tổng giá trị lên tới hơn 1 tỷ USD.
Chìa khóa vàng tạo ra giá trị khác biệt của VPBank
Chuỗi sự kiện mừng sinh nhật Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tròn 30 tuổi tiếp tục khẳng định VPBank là doanh nghiệp giàu bản sắc văn hóa, coi văn hóa chính nền tảng, điểm tựa để nhà băng hiện thực tầm nhìn và sứ mệnh và khát vọng cống hiến cho cộng đồng, phụng sự quốc gia.
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.