Tiêu điểm
Vốn FDI đổ vào Việt Nam 12,3 tỷ USD trong 4 tháng
Về cấu phần vốn FDI đổ vào Việt Nam 4 tháng qua, duy nhất vốn đăng ký từ dự án mới tăng mạnh 25%, còn lại phần vốn điều chỉnh và phần góp vốn, mua cổ phần đều giảm mạnh lần lượt 11% và 60%.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Theo đó, có 451 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), giảm 54% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Về vốn điều chỉnh, có 263 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 21,5% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 2,7 tỷ USD, giảm 10,6%.
Bên cạnh đó, có 1.151 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 64% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp trên 1 tỷ USD, giảm 57,8%.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Kinh doanh sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.

Theo đối tác đầu tư, 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu. Theo sau lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó, tỉnh Long An tiếp tục dẫn đầu do có dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, TP.HCM.

Kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên 80,6 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 78% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt trên 80,1 tỷ USD, tăng 39,2% so với cùng kỳ, chiếm 77,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 66,2 tỷ USD, tăng 32,8% so cùng kỳ và chiếm 65,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài trong 4 tháng qua xuất siêu 14,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 13,9 tỷ USD không kể dầu thô. Xuất siêu khu vực này đã bù đắp phần nhập siêu 12,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng gần 1,9 tỷ USD.
Một số dự án FDI lớn kể từ đầu năm đến nay gồm dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).
Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).
Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 04/02/2021).
Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021).
Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/01/2021).
Vị thế quốc gia cho phép Việt Nam chọn lọc vốn FDI chất lượng cao
Vị thế quốc gia cho phép Việt Nam chọn lọc vốn FDI chất lượng cao
Trước sự biến động đầy phức tạp trên toàn thế giới, thế và lực của Việt Nam cũng đang chứng kiến sự chuyển biến rõ rệt. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu phải có cách tiếp cận mới đối với công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) làm sao để hỗ trợ hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế.
Thu hút FDI chất lượng cao trong thời đại mới
Làn sóng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ trở thành làn sóng đầu tư chất lượng cao, tạo việc làm đàng hoàng và cộng sinh tốt với khu vực nội.
FDI chất lượng cao giúp Việt Nam ‘thăng hạng’ trong chuỗi giá trị toàn cầu
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) công nghệ cao đang lựa chọn Việt Nam cho chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Không chủ quan với thu hút FDI
TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là công xưởng và thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới, do đó Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để thực sự tận dụng được xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đầu tư châu Âu vào Việt Nam: Chật vật giữa những điểm nghẽn hệ thống
Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khi khu vực đang chạy đua để thu hút đầu tư nước ngoài, theo EuroCham.
TheLEADER tổ chức Diễn đàn đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới
Diễn đàn "Đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới" do TheLEADER tổ chức vào chiều ngày 3/7 tới tại Hà Nội.
Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Startup AI Hay nhận vốn 10 triệu USD, đã có 15 triệu người dùng
Hiện tại, AI Hay đã huy động được tổng cộng nguồn vốn lên tới 18 triệu USD, tập trung vào mô hình AI bản địa, thay thế các công cụ tìm kiếm truyền thống.
HAGL muốn nâng kế hoạch lợi nhuận lên 1.500 tỷ đồng
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dự kiến điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2025 từ 1.114 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông
Ngày 2 tháng 7, Vietnam Airlines và Saudia chính thức hợp tác liên danh (codeshare) nhằm tăng cường khả năng kết nối cho hành khách di chuyển giữa Việt Nam và Ả Rập Xê Út.
‘Doanh nhân không cần đặc lợi, chỉ cần niềm tin để bứt phá’
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025 (VPSF) là nơi để các doanh nhân gửi gắm niềm tin về một thể chế mạnh, chính sách ổn định và lòng tin được khơi dậy.
Chuyển hóa khủng hoảng thương hiệu thành cơ hội: 'Tái sinh' từ vùng xám thông tin
Khoảng trống thông tin là "mồi lửa" thổi bùng khủng hoảng thương hiệu nhưng nếu được xử lý đúng cách sẽ thể trở thành cơ hội để doanh nghiệp tái sinh mạnh mẽ.
Việt Nam cần gì để có thêm nhiều 'kỳ lân' tỷ đô?
Nếu có thể hình thành được 20 - 30 doanh nghiệp định giá 100 triệu USD, khả năng xuất hiện 5 - 7 kỳ lân định giá trên 1 tỷ USD sẽ khả thi.
Casino 2 tỷ USD và bước ngoặt mới của Vân Đồn
Siêu dự án 2 tỷ USD có casino vừa chính thức được phê duyệt là bước ngoặt chiến lược trong hành trình phát triển du lịch giải trí cao cấp tại Vân Đồn