Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là công xưởng và thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới, do đó Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để thực sự tận dụng được xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính riêng năm 2020, Việt Nam thu hút được 2.522 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới, với tổng vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD. Tổng số vốn thực hiện (bao gồm đăng ký mới và điều chỉnh bổ sung) đạt khoảng 21 tỷ USD, giảm 6,87% so với năm 2019.
So với mức tụt giảm kỷ lục 40% của dòng vốn đầu tư quốc tế, khả năng thu hút FDI của Việt Nam được đánh giá là tương đối lạc quan. Lý giải về điều này, ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho biết, khả năng khống chế đại dịch, cùng sự ổn định về vĩ mô và chính trị là yếu tố giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến cho dòng FDI trong bối cảnh khủng hoảng đa chiều.
“Các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực FDI vẫn duy trì sản xuất, duy trì xuất khẩu, tạo cho chúng ta một “tiếng lành đồn xa”, thể hiện qua việc nhiều dự án mở rộng quy mô sản xuất được thực hiện trong thời gian tới”, ông Bình nhận xét.
Đồng quan điểm với giám đốc Economica Việt Nam, ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, Việt Nam “đã thắng trong cuộc đua thu hút FDI”.
Tuy nhiên, theo đại diện WB, kết quả ấn tượng kể trên có thể một phần do “điểm trễ” trong đầu tư, tức là một phần vốn FDI thực hiện trong năm 2020 có thể đã được quyết định đầu tư từ năm 2019. Do đó, Việt Nam không nên chủ quan về những kết quả đã đạt được.
Tận dụng dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng
Những tác động từ thương chiến Mỹ Trung khiến các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng dịch chuyển địa điểm đầu tư. Đại dịch Covid-19 cũng khiến xu hướng ấy ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Trong làn sóng dịch chuyển chuỗi, các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi ích. Những dự án đầu tư mới của Foxconn về lắp ráp sản phẩm của Apple mới đây là minh chứng rõ nét cho thấy điều này.
Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục duy trì vai trò là công xưởng cũng như thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới, do đó “sẽ không có chuyện chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc”, mà chỉ là sự đa dạng hóa để tránh những rủi ro địa chính trị, rủi ro an ninh phi truyền thống.
Điều này được lý giải bởi những nỗ lực của Trung Quốc trong suốt một thời gian dài nhằm xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ sản xuất đạt đến trình độ cao mà các quốc gia khác khó có thể so sánh, theo Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS).
Như vậy, để tận dụng xu thế dịch chuyển chuỗi, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa, với trọng tâm chính sách hướng tới các ngành công nghiệp phụ trợ.
Ông Lộc nhận xét, điều này không hề đơn giản mà cần một chiến lược cụ thể, dài hạn, chuẩn bị đầy đủ những yếu tố cần thiết về mặt bằng, không gian cho nhà đầu tư cũng như dịch vụ và hệ sinh thái đầu tư.
Chiến lược này cần được xây dựng theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung ứng bên ngoài, giảm tình trạng gia công đã kéo dài từ rất lâu trong nền sản xuất, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, tạo thêm cơ hội hưởng lợi từ các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới.
Để làm được điều này, theo lãnh đạo VCCI, cần chọn lọc kỹ lưỡng những dự án đầu tư, tránh hiện tượng chạy đua về con số. Ông Lộc cũng đề xuất Chính phủ xem xét, xây dựng và ban hành luật về công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới.
Bên cạnh việc thu hút FDI, Việt Nam cũng không thể bỏ qua những doanh nghiệp nội mà phải có chính sách hỗ trợ hiệu quả để định vị những doanh nghiệp lớn trở thành những “đại bàng nội”, dẫn dắt tiến trình phát triển.
“Thu hút FDI không cần số lượng, doanh số hay xuất khẩu mà vấn đề chính là phải được nâng cấp, chọn lọc để đạt được mục tiêu 2045 mà Chính phủ đưa ra”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.