Tiêu điểm
Vốn FDI đổ vào Việt Nam 12,3 tỷ USD trong 4 tháng
Về cấu phần vốn FDI đổ vào Việt Nam 4 tháng qua, duy nhất vốn đăng ký từ dự án mới tăng mạnh 25%, còn lại phần vốn điều chỉnh và phần góp vốn, mua cổ phần đều giảm mạnh lần lượt 11% và 60%.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Theo đó, có 451 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), giảm 54% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Về vốn điều chỉnh, có 263 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 21,5% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 2,7 tỷ USD, giảm 10,6%.
Bên cạnh đó, có 1.151 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 64% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp trên 1 tỷ USD, giảm 57,8%.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Kinh doanh sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.
Theo đối tác đầu tư, 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu. Theo sau lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó, tỉnh Long An tiếp tục dẫn đầu do có dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, TP.HCM.
Kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên 80,6 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 78% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt trên 80,1 tỷ USD, tăng 39,2% so với cùng kỳ, chiếm 77,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 66,2 tỷ USD, tăng 32,8% so cùng kỳ và chiếm 65,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài trong 4 tháng qua xuất siêu 14,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 13,9 tỷ USD không kể dầu thô. Xuất siêu khu vực này đã bù đắp phần nhập siêu 12,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng gần 1,9 tỷ USD.
Một số dự án FDI lớn kể từ đầu năm đến nay gồm dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).
Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).
Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 04/02/2021).
Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021).
Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/01/2021).
Vị thế quốc gia cho phép Việt Nam chọn lọc vốn FDI chất lượng cao
Vị thế quốc gia cho phép Việt Nam chọn lọc vốn FDI chất lượng cao
Trước sự biến động đầy phức tạp trên toàn thế giới, thế và lực của Việt Nam cũng đang chứng kiến sự chuyển biến rõ rệt. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu phải có cách tiếp cận mới đối với công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) làm sao để hỗ trợ hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế.
Thu hút FDI chất lượng cao trong thời đại mới
Làn sóng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ trở thành làn sóng đầu tư chất lượng cao, tạo việc làm đàng hoàng và cộng sinh tốt với khu vực nội.
FDI chất lượng cao giúp Việt Nam ‘thăng hạng’ trong chuỗi giá trị toàn cầu
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) công nghệ cao đang lựa chọn Việt Nam cho chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Không chủ quan với thu hút FDI
TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là công xưởng và thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới, do đó Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để thực sự tận dụng được xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.