Leader talk

Vụ bê bối Khaisilk và bài học cho thương hiệu Việt

Michael Modler* Thứ sáu, 10/11/2017 - 09:35

Tiền mất còn có thể kiếm lại, nhưng một khi thương hiệu đã có vết, sẽ phải tốn rất nhiều công sức để “vá” lại.

Hai chiếc khăn lụa được cho là hàng nhập từ Trung Quốc và đã được cắt mác "Made in China" (Ảnh: vtv.vn)

Những vụ việc tai tiếng của các doanh nghiệp vẫn nhan nhản trên toàn thế giới, và Việt Nam chắc chắn không phải là ngoại lệ. Có thể nói, khi những vụ tham nhũng, trốn thuế và lừa đảo được phơi bày ở các công ty lớn, những hành vi phạm tội này đã trở thành vấn đề của cả cộng đồng do chúng gây ra ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và xã hội.

May mắn thay, những tranh cãi gần đây liên quan đến vụ việc Khaisilk không thảm họa đến thế. Khaisilk không phải là đơn vị công, và không cần tới tiền thuế để "cứu". Trường hợp của Khaisilk không hề giống vụ bê bối gian lận khí thải của Volkswagen hoặc như Bernie Maddoff đã lừa đảo hàng tỷ đô la thông qua “mô hình Ponzi".

Khaisilk thừa nhận đã cố gắng tiêu thụ một nửa số khăn lụa được quảng cáo là hàng nội địa chính gốc, trong khi những sản phẩm này vốn được nhập về từ Trung Quốc. Việc này không đến mức có thể phá hoại môi trường hay gây nguy hiểm cho cộng đồng. Các cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận về mức độ vi phạm, nhưng có vẻ vụ này khá nhỏ so với nhiều vụ việc đình đám khác.

Tuy nhiên, bê bối này đã rạch một vết không thể xóa mờ trên uy tín gây dựng bấy lâu của Khaisilk, thôi thúc Khaisilk đứng ra kiềm chế cơn khủng hoảng. Trong lời tuyên bố của mình, ông Hoàng Khải xin lỗi vì "không làm rõ xuất xứ hàng hóa" của sản phẩm, nhưng ông cũng cố gắng giảm nhẹ sự trách móc từ công chúng bằng cách nhắc đến H&M và Zara, những thương hiệu châu Âu nhập hàng từ các nhà phân phối Trung Quốc.

So sánh như thế rõ ràng là không hợp lý. H&M và Zara nhập hàng từ Trung Quốc, nhưng họ không che giấu việc này, cũng không cắt nhãn "Made in China" rồi may đè nhãn "Made in Sweden" hoặc "Made in Spain" lên. H&M và Zara cũng không quảng cáo sản phẩm của họ là chất lượng cao hay độc đáo gì hết. Họ là những thương hiệu "thời trang nhanh” với những mẫu mã sành điệu và giá cả hợp lý trong các cửa hàng đại trà trên khắp thế giới.

Ông Khải nói rằng các sản phẩm nhập từ Trung Quốc của ông vẫn rất phong cách và có chất lượng tốt, ý nhắc khách hàng không nên quá bực bội. Nhưng nếu đúng là chất lượng tốt, tại sao phải cắt mác "Made in China" ngay từ đầu?

Câu trả lời đã vô cùng rõ ràng. Trong nhiều ngành hàng, các sản phẩm được hưởng uy tín từ “thương hiệu quốc gia". Chẳng hạn như máy móc Nhật và Đức, rượu vang Pháp, các trường đại học Mỹ và đồng hồ Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, người ta cũng sẵn lòng trả thêm tiền cho những thứ họ nghĩ là độc đáo và xuất xứ chính hãng (như đồ thủ công hoặc hàng hóa bán trong các cửa hàng ở các khu nghỉ mát). Trong nhiều năm, Khaisilk đã phát triển nhờ sự ưa chuộng này.

Khaisilk không phải là Hermes hay Prada, vì nhiều người nước ngoài thậm chí còn chưa từng nghe về thương hiệu này, nhưng các sản phẩm sang trọng, tao nhã với giá cả khá “chát” của Khaisilk vẫn là những món quà lưu niệm khá quen thuộc của cả người dân địa phương lẫn khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, vụ bê bối này có thể sẽ làm hình ảnh của Khaisilk xấu đi, ít nhất là trong mắt khách hàng trong nước, những người biết chuyện rõ hơn khách du lịch.

“Sai một li, đi một dặm”. Đây là bài học mà các doanh nghiệp Việt Nam cần rút ra từ vụ bê bối Khaisilk.

Khaisilk là một công ty lớn hoạt động trong một số lĩnh vực bao gồm nhà hàng, khách sạn và trung tâm hội nghị. Nhiều sản phẩm và dự án của công ty có danh tiếng vang xa, và cũng xứng đáng được như vậy. Lợi nhuận thu được từ việc bán một số sản phẩm nhập từ Trung Quốc với thương hiệu “hàng Việt Nam” có lẽ cũng không thấm vào đâu so với tổng lợi nhuận của công ty.

Nhưng trong kinh doanh, không có luật nào quy định "hình phạt phải tương ứng với hành vi phạm tội". Chắc chắn tác động tiêu cực của vụ bê bối này với Khaisilk sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với một sản phẩm thua lỗ hoặc một phi vụ đầu tư thất bại. Tiền mất còn có thể kiếm lại, nhưng một khi thương hiệu đã có vết, có thể sẽ phải tốn rất nhiều công sức xây dựng lại.

(*) Tác giả là Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC) tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sau vụ Khaisilk, Tổng cục hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Sau vụ Khaisilk, Tổng cục hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Tiêu điểm -  7 năm

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ, nhãn hàng hóa, thực hiện theo đúng quy định về xuất xứ hàng hóa.

Bộ Công Thương mở rộng điều tra chuỗi kinh doanh của Khaisilk

Bộ Công Thương mở rộng điều tra chuỗi kinh doanh của Khaisilk

Tiêu điểm -  7 năm

Công ty TNHH Thương mại Khải Đức, công ty có liên quan đến việc kinh doanh lụa có hai nhãn mác “Made in China” và “Made in Vietnam” của Khaisilk và các chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp này là đối tượng được kiểm tra tiếp theo.

Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm Khaisilk tại TP.HCM

Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm Khaisilk tại TP.HCM

Tiêu điểm -  7 năm

Chiều 31/10, đội Quản lý thị trường Quận 1, thuộc Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM, đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra cửa hàng Khaisilk số 101 Đồng Khởi, quận 1.

9 ngày, 90 báo đăng 900 bài về vụ lụa “Made in China” của Khaisilk

9 ngày, 90 báo đăng 900 bài về vụ lụa “Made in China” của Khaisilk

Tiêu điểm -  7 năm

Những con số kể trên đủ nói lên độ “hot” của vụ xì-căng-đan mang tên “Khaisilk”.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Vụ việc Khaisilk là không thể chấp nhận được

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Vụ việc Khaisilk là không thể chấp nhận được

Tiêu điểm -  7 năm

Tại lễ ra mắt Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tại Hà Nội vào tối 30/10, trước câu hỏi của báo chí về quan điểm của Chính phủ đối với vụ việc Khaisilk bán hàng có nguồn gốc Trung Quốc song lại cho khâu nhãn mác "Made in Vietnam", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đây là hành vi “không thể chấp nhận được”.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  1 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  1 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  9 phút

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  2 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  18 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  20 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  22 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  22 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Đọc nhiều