Phát triển bền vững
World Bank hỗ trợ gần 195 triệu USD cho 4 đô thị
Khoản tín dụng trị giá 194,36 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm hỗ trợ 4 đô thị vừa của Việt Nam xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và tăng cường năng lực quy hoạch đô thị.
Dự án Phát triển Tổng hợp Đô thị Động lực có mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận và cải thiện dịch vụ đô thị ở bốn đô thị Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa), Hải Dương (tỉnh Hải Dương), và Yên Bái (tỉnh Yên Bái).
Các hoạt động của dự án dự kiến sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho khoảng 200,000 cư dân, trong đó hơn nửa là phụ nữ.
Tổng chi phí dự án là 276,17 triệu USD, trong đó 194,36 triệu USD sẽ được tài trợ từ nguồn vốn của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA).
Dự án sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, giảm thời gian đi lại của người dân trên những tuyến đường được cải tạo và xây mới, đồng thời hỗ trợ xây dựng các không gian công cộng chất lượng cao.
Dự án cũng sẽ cải thiện kết nối tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại và các điểm tham quan du lịch, qua đó mang lại lợi ích cho người lao động, thương nhân cũng như du khách.
Những cải thiện hạ tầng này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng suất, thúc đẩy xuất khẩu, tạo thêm việc làm và giúp các đô thị tăng trưởng kinh tế bền vững.
Một vấn đề lớn ở các đô thị nói trên là mức độ tiếp cận không đồng đều tới các dịch vụ cơ bản, bao gồm hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, và mạng lưới đường bộ.
Điều này dẫn đến việc tắc nghẽn giao thông, lũ lụt ngày càng gia tăng, và sự xuống cấp hoặc thiếu hụt không gian công cộng.
Bên cạnh đó, cả bốn đô thị đều nằm ở ven biển hoặc ở miền núi, do đó dễ bị tổn thương bởi các nguy cơ về thiên tai cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Dự án sẽ giúp giải quyết các vấn đề này thông qua hỗ trợ đầu tư kết cấu và phi kết cấu, bao gồm các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng tại mỗi đô thị dự án, và hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực của các đô thị trong việc lập quy hoạch đô thị một cách tích hợp và toàn diện, trong đó kết nối vấn đề phát triển hạ tầng với các chiến lược kinh tế - xã hội dài hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định các đô thị vừa có vai trò ngày càng quan trọng đối với các đầu tầu tăng trưởng của Việt Nam thông qua việc dịch chuyển hàng hóa, con người, dịch vụ và thông tin một cách hiệu quả.
Bốn đô thị được lựa chọn đều đã và đang thể hiện tiềm năng to lớn để trở thành trung tâm động lực kinh tế cấp tỉnh cũng như ở cấp khu vực.
“Dự án sẽ góp phần giải quyết thiếu thốn hạ tầng cơ bản qua việc hỗ trợ tài chính cần thiết để đầu tư xây dựng các công trình có chất lượng dựa trên những bài học và thực tiễn tốt từ những hoạt động tương tự của Ngân hàng Thế giới tại các đô thị khác trên thế giới”, ông Ousmane Dione chia sẻ.
World Bank hỗ trợ TP.HCM 125 triệu USD cải cách thể chế
ADB cung cấp 299 triệu USD cho Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng
Các dự án được triển khai ở 4 tỉnh Đông Bắc gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và 4 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị.
Việt Nam dẫn đầu ASEAN về chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng
Theo nhận định của CBRE, quá trình đô thị hóa quy mô lớn cùng với triển vọng kinh tế tích cực tạo đang áp lực phát triển hệ thống hạ tầng mức độ cao tại Việt Nam.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương
Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.