Xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sơn La”
Hường Hoàng
Thứ sáu, 15/07/2022 - 16:08
Vào tháng 3/2021, nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sơn La” đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sơn La” là sự khẳng định về danh tiếng và chất lượng nông sản của tỉnh Sơn La, tạo nền tảng vững chắc giúp những sản phẩm từ quả nhãn của tỉnh vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.
Quá trình triển khai dự án
Với vai trò là đại diện sở hữu trí tuệ, Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn chuyển giao công nghệ và Đầu tư (Concetti) đã đóng góp một phần không nhỏ giúp triển khai thành công dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm nhãn của tỉnh Sơn La.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng (Thư ký dự án, cán bộ Công ty TNHH Concetti), đối với đối tượng nhãn hiệu chứng nhận, tùy vào quy mô, mỗi dự án thường mất tối đa khoảng 3 năm. Tương tự, dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận nhãn Sơn La đã trải qua một quá trình nghiên cứu, khảo sát, xây dựng… rất cẩn trọng và lâu dài.
Ba giai đoạn chính của dự án (bao gồm xây dựng hồ sơ đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ, xây dựng hệ thống quản lý và tổ chức các hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường) đòi hỏi ban chủ nhiệm dự án, địa phương và các bên liên quan cố gắng hết sức để phối hợp với nhau trên nhiều phương diện.
Từ đó, dự án không chỉ xây dựng thành nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sơn La”, mà còn giúp Sơn La hình thành chuỗi sản xuất và kinh doanh sản phẩm bền vững và hiệu quả đối với sản phẩm nhãn của tỉnh.
Ý nghĩa đặc biệt của nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sơn La"
Trả lời phóng viên TheLEADER, ông Hàn Tường Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Concetti, cho biết: “Việc triển khai thành công dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sơn La” đã mở ra một chặng đường mới và nhiều ý nghĩa quan trọng không chỉ cho sự phát triển sản phẩm nhãn Sơn La ở trong nước và quốc tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống của người dân".
Ông Minh nhận định việc đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sơn La” là sự khẳng định về danh tiếng và chất lượng nông sản của tỉnh Sơn La. Bởi nhãn hiệu chứng nhận là hình thức bảo hộ của Nhà nước với một nhãn hiệu ở một mức độ rất cao. Trong đó, sản phẩm được bảo hộ, những người sản xuất, kinh doanh cũng được bảo vệ về mặt pháp lý.
Sản phẩm được bảo hộ sẽ giúp các nhà đầu tư có tâm lý tin tưởng hơn vào sản phẩm và chắc chắn sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư đối với những dự án khác trên địa bàn tỉnh như công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch và các dự án liên quan khác, từ đó góp phần vào việc cải thiện tình hình kinh tế xã hội chung của tỉnh Sơn La.
Dự án cũng đã xây dựng thành công các quy định, quy chế về quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Bộ công cụ quản lý này được thống nhất trên toàn tỉnh, chính vì vậy khi đưa ra thị trường, hình ảnh và chất lượng của sản phẩm đều được thống nhất, từ đó gây dựng uy tín của sản phẩm trong lòng người tiêu dùng. Ngoài ra, thông qua dự án này, người dân còn được hỗ trợ trong công tác sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là hỗ trợ về kỹ thuật giúp nâng cao và đảm bảo được chất lượng đầu ra, đồng thời được tạo điều kiện và có lợi thế hơn trong công tác thương mại.
Đặc biệt, ông Minh nhấn mạnh: “Nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sơn La” được bảo hộ là cơ hội thuận lợi để phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, tăng giá trị kinh tế cho người sản xuất và kinh doanh nhãn, góp phần ổn định cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La và các xã nằm trong khu vực bảo hộ, từ đó hình thành mũi kinh tế phát triển theo chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm “Nhãn Sơn La” đã tạo ra chỗ đứng cho sản phẩm nhãn của tỉnh Sơn La tại thị trường trong nước, đồng thời là tiền đề vững chắc giúp các tổ chức sản xuất sản phẩm tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận”. Cuối cùng, theo ông Minh, nhờ các sản phẩm có thương hiệu, người nông dân trồng nhãn sẽ tự hào hơn khi họ sản xuất các sản phẩm của địa phương với nguồn gốc và thông tin rất rõ ràng.
Bài học thành công về xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm địa phương như của tỉnh Sơn La đã và đang lan tỏa đến các địa phương khác trên khắp mọi miền đất nước, thúc đẩy các địa phương hướng đến xây dựng những thương hiệu vững mạnh cho sản vật của quê hương.
Duy trì và phát huy
Tuy vậy, theo ông Minh, việc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới chỉ là điểm khởi đầu cho hành trình duy trì và phát huy giá trị sản phẩm nhãn của tỉnh Sơn La.Nhãn Sơn La là một sản phẩm có chất lượng tốt, đem lại giá trị cao, ở một số nơi trên địa bàn tỉnh, nhãn được coi là “cây làm giàu” chứ không phải “cây xoá nghèo”. Vì thế, để duy trì được giá trị sản phẩm,trước tiên chủ sở hữu nhãn hiệu và người dân cần tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy chế kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận, từ đó duy trì được chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín trên thị trường.
Ngoài Sở KHCN tỉnh Sơn La, các Sở, ban ngành khác của tỉnh cũng cần chung tay phối hợp từ việc hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho người dân đến việc tạo ra các kênh thương mại bền vững cho sản phẩm. Bên cạnh việc có nhãn hiệu riêng thì cũng rất cần có những chính sách, hành động cụ thể và hiệu quả để tiếp tục hỗ trợ phát triển, phát huy giá trị sản phẩm nhãn.
Thêm vào đó, hình ảnh sản phẩm nhãn của tỉnh Sơn La cần được truyền thông sâu rộng đến người tiêu dùng, từng bước khẳng định chỗ đứng và niềm tin cho người tiêu dùng. Việc này có thể thực hiện thông qua các phóng sự truyền hình, sự kiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm “nhãn Sơn La” trên đài truyền hình trung ương. Bên cạnh đó, tỉnh nên tăng cường đăng tải những bài báo về sản phẩm nhãn lên trang tạp chí chuyên ngành vừa để quảng bá sản phẩm, vừa tạo được sự tin cậy, uy tín.
Có thể thấy lãnh đạo tỉnh Sơn La hết sức quan tâm đến hoạt động này, điển hình là tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm kết nối tiêu thụ và xuất khẩu nông sản địa phương trong nửa đầu năm 2022, qua đó đón nhận nhiều tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng, điển hình như: Hội nghị xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu Xoài và nông sản tỉnh Sơn La năm 2022 vào tháng 5/2022, và Sự kiện Tuần lễ xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La diễn ra vào cuối tháng 6 vừa rồi.
Thêm vào đó, theo ông Minh, sau khi dự án kết thúc, tỉnh cũng cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tìm hiểu, tham gia vào các sự kiện trên và hỗ trợ kết nối các đối tác xuất khẩu tiềm năng.
Khi một tài sản trí tuệ càng có giá trị, thì khả năng tài sản đó bị các doanh nghiệp khác lợi dụng và xâm phạm càng cao. Vậy các doanh nghiệp thường có chiến lược như thế nào để ngăn chặn các bên khác xâm phạm sở hữu trí tuệ của mình?
Mọi người đều thích sử dụng emoji. Chắc chắn rồi! Chúng thú vị và màu sắc. Chúng có thể giúp cho người dùng thể hiện những biểu cảm đáng yêu, sự dí dỏm và những ý tưởng tuyệt vời. Chính vì vậy, giới trẻ và đặc biệt là Gen Z rất thích sử dụng emoji trên không gian mạng.
Khi muốn xuất khẩu hay kinh doanh ở nước ngoài, doanh nghiệp thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu ở các nước xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba cách chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước khác.
Cụm từ “sở hữu trí tuệ” (SHTT) đang phủ sóng ngày một thường xuyên và dày đặc hơn trên báo chí và truyền thông. Việc này khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tâm hơn và năng tìm hiểu về sở hữu trí tuệ cũng như những cách thức để bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có phải tất cả mọi doanh nghiệp đều nên bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.
Công ty Menas vừa chính thức khai trương Mena Gourmet Market, một siêu thị tích hợp cao cấp tại tầng B1 Menas Mall Saigon Airport, gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, TPBank tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.