Sở hữu trí tuệ

Emoji và bản quyền sở hữu trí tuệ

Hường Hoàng Thứ hai, 11/07/2022 - 11:18

Mọi người đều thích sử dụng emoji. Chắc chắn rồi! Chúng thú vị và màu sắc. Chúng có thể giúp cho người dùng thể hiện những biểu cảm đáng yêu, sự dí dỏm và những ý tưởng tuyệt vời. Chính vì vậy, giới trẻ và đặc biệt là Gen Z rất thích sử dụng emoji trên không gian mạng.

Nên hay không nên bảo hộ sở hữu trí tuệ với emoji? (Business Insider India)

Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng, xung quanh những nhãn dán, những kí hiệu màu sắc sặc sỡ này là những câu chuyện, những tranh cãi không kém phần hay ho về mối liên hệ giữa chúng và sở hữu trí tuệ. Hãy cùng xem luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ có những quy định như thế nào về việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với emoji nhé.

Emoji là gì?

Emoji là một từ gốc tiếng Nhật, có nghĩa là chữ dạng tranh ảnh. Emoji xuất hiện lần đầu tiên trên những chiếc điện thoại di động vào thập niên 90. Và sau khi được nhiều hệ điều hành di động lớn sử dụng (như IOs và Android) vào những năm 2010, emoji ngày càng được sử dụng phổ biến hơn, trên toàn thế giới.

Emoji có nhiều loại, có cả dạng kí tự, ảnh tĩnh và ảnh động. Tuy vậy, người ta thường phân loại emoji thành hai loại chính: loại emoji được Unicode thiết lập và dạng độc quyền.

Loại thứ nhất được tạo ra bởi tổ chức phi lợi nhuận Unicode Consortium. Ban đầu, tổ chức này sử dụng một bộ mã thống nhất để thiết lập các tiêu chuẩn cho những ký tự bàn phím, và sau đó là các biểu tượng cảm xúc.

Unicode đã dùng những đường viền dạng đen trắng và những kí hiệu bên trong để tạo ra gần 2.000 biểu tượng cảm xúc. Với những tiêu chuẩn của mình, Unicode cho phép các biểu tượng cảm xúc được sử dụng và công nhận trên các nền tảng. Nếu người gửi và người nhận đều sử dụng những loại nền tảng có biểu tượng cảm xúc do Unicode thiết lập, thì khi người gửi gửi một biểu tượng cảm xúc, người nhận sẽ nhận được và hiểu được chính xác biểu tượng cảm xúc đó.

Khác với biểu tượng cảm xúc được xây dựng bởi Unicode, biểu tượng cảm xúc độc quyền chỉ được sử dụng ở một nền tảng duy nhất. “Biểu tượng cảm xúc độc quyền” còn có tên gọi khác là “nhãn dán”. Những nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter sử dụng rất nhiều những biểu tượng cảm xúc độc quyền như thế này.

Chính vì mang tính độc quyền, khi một người gửi những emoji này sang nền tảng khác, người nhận sẽ không nhận được một “nhãn dán” như bản gốc, mà thay vào đó họ sẽ nhận được những biểu tượng hình ô vuông trống không. Chắc hẳn không ít lần, trong chúng ta khi sử dụng không gian mạng đã gặp trường hợp này.

Bản quyền

Theo luật bản quyền, cả hai loại emoji (dạng Unicode và dạng độc quyền) đều có thể được bảo vệ dưới dạng bản quyền. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, các biểu tượng cảm xúc sẽ không được bảo vệ dưới dạng bản quyền vì hai lí do chính.

Đầu tiên, một số biểu tượng cảm xúc trông quá đơn giản, thiếu tính độc đáo nên không thể đáp ứng được tính “biểu hiện” - điều kiện tiên quyết theo luật bản quyền.

Ngoài ra, mặc dù là đối tượng của luật bản quyền, emoji có thể bị từ chối bảo hộ theo học thuyết sáp nhập trong luật bản quyền.

Theo học thuyết sáp nhập, những đối tượng chắc chắn sẽ có khả năng xảy ra trong tác phẩm thì sẽ bị loại bỏ khả năng bảo hộ bản quyền. Ví dụ, khi nói đến một cuốn tiểu thuyết về điệp viên, người đọc thường sẽ hình dung được tác phẩm sẽ có những tài khoản được cất giữ cực kỳ cẩn mật trong ngân hàng Thụy Sĩ, nhiều tiện ích gián điệp khác nhau được ẩn trong đồng hồ đeo tay, thắt lưng, giày và các đồ dùng cá nhân khác. Và những yếu tố dễ được dự đoán này sẽ bị loại bỏ khả năng được bảo hộ bản quyền.

Trong khi đó, khi nhắc đến emoji, chúng ta thường nghĩ ngay đến những biểu tượng cảm xúc khuôn mặt màu vàng sáng, có hình tròn với những biểu hiện trên khuôn mặt; chính vì vậy, emoji có thể được coi là một sản phẩm có thể được dự đoán, chính vì thế dễ dàng bị loại bỏ khả năng được bảo hộ bản quyền.

Về nhãn hiệu

Như đã nêu ở trên, mặc dù không đủ điều kiện để được bảo vệ bản quyền, biểu tượng cảm xúc có thể được bảo vệ dưới dạng nhãn hiệu nếu chúng giúp chúng ta phân biệt các loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Trong những trường hợp như vậy, nhiều bên có thể sử dụng một loại biểu tượng cảm xúc cho những loại hàng hóa khác nhau. Chắc chắn rằng, hàng trăm biểu tượng cảm xúc đã được đăng ký làm nhãn hiệu trên thị trường.

Tuy nhiên, emoji có thể sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu do không đáp ứng được yêu cầu "sử dụng trong thương mại". Bởi các nền tảng trên không gian mạng thường không sử dụng emoji trong thương mại, mà sẽ cung cấp các bộ emoji miễn phí để người dùng có thể sử dụng trong bình luận hay tin nhắn.

Ngoài ra, trong trường hợp biểu tượng cảm xúc được sử dụng theo nghĩa gốc (ví dụ: hãng Bob's Car đăng ký nhãn hiệu cho biểu tượng cảm xúc là chữ Bob + ảnh xe hơi), biểu tượng cảm xúc đó sẽ mang tính mô tả và không đủ điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu.

Thêm vào đó, nếu các biểu tượng cảm xúc được sử dụng rộng rãi được bảo hộ nhãn hiệu, các nền tảng trên không gian mạng có khả năng sẽ vướng phải nhiều rắc rối tiềm ẩn. Ngay cả khi không thương mại hóa các biểu tượng cảm xúc mà chỉ cung cấp emoji cho người dùng, các nền tảng mạng xã hội có thể tạo ra những emoji khác về cơ bản với các nhãn hiệu được bảo vệ để giảm nguy cơ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sáng chế

Emoji có thể được cấp bằng sáng chế thiết kế (quyền kiểu dáng công nghiệp) khi chúng chỉ mang yếu tố trang trí và không mang tính chức năng. Ví dụ: bằng sáng chế D793,512 của Hoa Kỳ mô tả emoji nháy mắt được trang trí trên một thiết bị nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, những nền tảng trên không gian mạng có lẽ sẽ không thể có được bằng sáng chế thiết kế đối với emoji vì những biểu tượng này được sử dụng với chức năng tạo điều kiện cho người dùng giao tiếp với nhau.

Sở hữu biểu tượng cảm xúc

Chính vì emoji đủ điều kiện để được bảo hộ sở hữu trí truệ, chúng ta cùng hy vọng rằng, khả năng bảo vệ và xác nhận quyền sở hữu trí tuệ cho emoji sẽ tăng lên khi mức độ phổ biến của chúng ngày càng tăng.

Mặc dù, khi được bảo hộ SHTT, emoji sẽ mang đến lợi nhuận cho chủ sở hữu của chúng; nhưng điều này cũng khiến cho tất cả những người còn lại trong xã hội gặp những khó khăn và hạn chế nhất định trong giao tiếp, hay thậm chí vướng vào những vụ tranh chấp và vi phạm SHTT không đáng có.

Vì những lý do này, các cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ (chẳng hạn như tòa án, văn phòng đăng ký chính phủ và cơ quan lập pháp) cần thận trọng trong việc xác định phạm vi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với emoji.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Khi muốn xuất khẩu hay kinh doanh ở nước ngoài, doanh nghiệp thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu ở các nước xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba cách chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước khác.

Bốn lí do khiến một doanh nghiệp không nên bảo hộ sở hữu trí tuệ

Bốn lí do khiến một doanh nghiệp không nên bảo hộ sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Cụm từ “sở hữu trí tuệ” (SHTT) đang phủ sóng ngày một thường xuyên và dày đặc hơn trên báo chí và truyền thông. Việc này khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tâm hơn và năng tìm hiểu về sở hữu trí tuệ cũng như những cách thức để bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có phải tất cả mọi doanh nghiệp đều nên bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài?

Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước khác, thời gian là yếu tố quyết định. Nhìn chung, sẽ rất khó cho doanh nghiệp xác định thời điểm thích hợp để bắt đầu nộp đơn.

Khi quyền sở hữu trí tuệ bị sử dụng hết ở thị trường quốc tế

Khi quyền sở hữu trí tuệ bị sử dụng hết ở thị trường quốc tế

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Quan điểm của một nước về hết quyền quốc tế và nhập khẩu song song có thể tác động đến xuất khẩu và chính sách giá.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  6 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  8 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  8 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.