Sở hữu trí tuệ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Hường Hoàng Thứ năm, 07/07/2022 - 10:06

Khi muốn xuất khẩu hay kinh doanh ở nước ngoài, doanh nghiệp thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu ở các nước xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba cách chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước khác.

Doanh nghiệp nên cân nhắc hình thức đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài để có thể tiết kiệm chi phí và thời gian (Ảnh: Applytrademark.co.in)

Theo từng quốc gia

Có thể lựa chọn việc bảo hộ ở từng quốc gia riêng biệt bằng cách đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ của các quốc gia đó. Đơn có thể phải được dịch sang ngôn ngữ quy định, thường là ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó. Doanh nghiệp sẽ phải nộp các khoản phí nộp đơn quốc gia, và đặc biệt đối với sáng chế, doanh nghiệp có thể phải ủy quyền cho người đại diện hoặc tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ để có thể chắc chắn được rằng đơn của mình đáp ứng được các yêu cầu của quốc gia đó.

Một số quốc gia cũng sẽ yêu cầu doanh nghiệp sử dụng đại diện sở hữu trí tuệ. Nếu doanh nghiệp vẫn trong giai đoạn đánh giá khả năng thương mại của một sáng chế hoặc vẫn đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu hay đối tác li-xăng tiềm năng thì việc bảo hộ theo từng quốc gia sẽ rất tốn kém và phức tạp, đặc biệt khi doanh nghiệp đăng ký bảo hộ ở nhiều nước khác nhau. Trong trường hợp này, dịch vụ của các hệ thống đăng ký và nộp đơn quốc tế đối với sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp do WIPO quản lý mang lại một giải pháp đơn giản và ít tốn kém hơn.

Theo khu vực

Một số quốc gia đã thiết lập các thỏa thuận khu vực để có doanh nghiệp có thể nhận được sự bảo hộ sở hữu trí tuệ trong toàn bộ lãnh thổ khu vực với chỉ một đơn yêu cầu bảo hộ duy nhất. Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực bao gồm các tổ chức dưới đây.

Cơ quan Sáng chế châu Âu (bảo hộ sáng chế toàn bộ 27 quốc gia là thành viên của Công ước Sáng chế châu Âu). Để biết thêm thông tin, xin xem tại địa chỉ: www.european-patent-office.org.

Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa (bảo hộ Nhãn hiệu cộng đồng và Kiểu dáng cộng đồng, trao cho chủ sở hữu một quyền thống nhất có hiệu lực ở tất cả các quốc gia là thành viên Liên minh châu Âu thông qua một thủ tục duy nhất). Để biết thêm thông tin, xin xem tại địa chỉ: http://oami.eu.int.

Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi (ARIPO - Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực dành cho các nước châu Phi nói tiếng Anh, bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp). Để biết thêm thông tin, xin xem tại địa chỉ: http://aripo.wipo.net.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI - Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực dành cho các nước châu Phi nói tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha, bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch tích hợp, trong tương lai). Để biết thêm thông tin, xin xem tại địa chỉ: http://oapi.wipo.net.

+ Cơ quan Sáng chế Á-Âu (bảo hộ sáng chế ở các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập). Để biết thêm thông tin, xin xem tại địa chỉ: www.aepo.org.

+ Cơ quan Nhãn hiệu Benelux & Cơ quan Kiểu dáng Benelux (bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng ở Bỉ, Hà Lan và Lúc-xem-bua). Để biết thêm thông tin, xin xem tại địa chỉ: www.bmb-bbm.orgwww.bbtm-bbdm.org.

+ Cơ quan Sáng chế của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập vùng Vịnh (bảo hộ sáng chế ở Bahrain, Cô-oét, Ô-man, Qua-ta, Ả rập Xê-út và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất). Để biết thêm thông tin, xin xem tại địa chỉ: www.gulf.patent-office.org.sa/.

Theo đường quốc tế

Các hệ thống đăng ký và nộp đơn quốc tế do WIPO quản lý đơn giàn hóa đáng kể thủ tục trong việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đồng thời ở nhiều quốc gia. Thay vì nộp nhiều đơn quốc gia bằng nhiều ngôn ngữ, hệ thống đăng ký và nộp đơn quốc tế cho phép doanh nghiệp nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ và chỉ phải thanh toán một khoàn phí nộp đơn. 

Các hệ thống nộp đơn quốc tế này không chỉ hỗ trợ toàn bộ quá trình nộp đơn, mà sẽ giúp giàm đáng kể chi phí khi đăng ký bảo hộ quốc tế đối với nhãn hiệu và kiểu dáng (đối với sáng chế, Hệ thống PCT sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian đánh giá giá trị thương mại của sáng chế trước khi nộp các khoàn phí ở giai đoạn nộp đơn theo quốc gia). Các hệ thống bảo hộ quốc tế do WIPO quàn lý gồm ba cơ chế bảo hộ cho từng loại quyền sở hữu công nghiệp khác nhau.

Hệ thống nộp đơn quốc tế được thiết lập theo Hiệp ước về Hợp tác sáng chế (hay Hệ thống PCT) là Hệ thống có quy mô toàn thế giới có mục đích đơn giản hóa việc nộp đơn đăng ký sáng chế ở nhiều quốc gia.

Đăng ký quốc tế về nhãn hiệu được hỗ trợ bởi Hệ thống Madrid.

Nộp lưu quốc tế về kiểu dáng công nghiệp được quy định bởi Thỏa ước La Hay.


Bốn lí do khiến một doanh nghiệp không nên bảo hộ sở hữu trí tuệ

Bốn lí do khiến một doanh nghiệp không nên bảo hộ sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Cụm từ “sở hữu trí tuệ” (SHTT) đang phủ sóng ngày một thường xuyên và dày đặc hơn trên báo chí và truyền thông. Việc này khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tâm hơn và năng tìm hiểu về sở hữu trí tuệ cũng như những cách thức để bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có phải tất cả mọi doanh nghiệp đều nên bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài?

Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước khác, thời gian là yếu tố quyết định. Nhìn chung, sẽ rất khó cho doanh nghiệp xác định thời điểm thích hợp để bắt đầu nộp đơn.

Khi quyền sở hữu trí tuệ bị sử dụng hết ở thị trường quốc tế

Khi quyền sở hữu trí tuệ bị sử dụng hết ở thị trường quốc tế

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Quan điểm của một nước về hết quyền quốc tế và nhập khẩu song song có thể tác động đến xuất khẩu và chính sách giá.

Trung Quốc tiếp tục có nhiều vấn đề về sở hữu trí tuệ nhất thế giới

Trung Quốc tiếp tục có nhiều vấn đề về sở hữu trí tuệ nhất thế giới

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Năm 2022, Argentina, Chile, Ấn Độ, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Venezuela vẫn tiếp tục nằm trong Danh sách Theo dõi Ưu tiên của Báo cáo đặc biệt 301 của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có nhiều vấn đề về và nhiều vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) nhất trên thế giới.

Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi về sở hữu trí tuệ của Mỹ

Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi về sở hữu trí tuệ của Mỹ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được Việt Nam rất quan tâm trong những năm gần đây. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi của Hoa Kỳ về công tác bảo hộ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ trên một số lĩnh vực.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Lo vấn nạn thuốc giả, doanh nghiệp quyết xây dựng công nghiệp dược liệu

Lo vấn nạn thuốc giả, doanh nghiệp quyết xây dựng công nghiệp dược liệu

Phát triển bền vững -  3 phút

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  15 phút

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  48 phút

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  54 phút

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  1 giờ

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  2 giờ

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.