Tiêu điểm
Xử lý lãnh đạo các ngành, địa phương nếu để khai thác IUU
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, địa phương nếu không thực hiện nghiêm chống khai thác IUU.
Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong việc giải quyết tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề này đã kéo dài nhiều năm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường.
Từ khi Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng IUU vào năm 2017, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện tình hình, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết.
Sau gần một năm từ đợt thanh tra lần thứ tư của EC vào tháng 10 năm ngoái, khung pháp lý đã được hoàn thiện theo khuyến nghị của EC, công tác quản lý đội tàu và truy xuất nguồn gốc hải sản được tăng cường; nhiều vi phạm đã bị xử lý nghiêm với 11 vụ án hình sự được khởi tố.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy định về khai thác hải sản vẫn còn phổ biến. Việc quản lý đội tàu, đặc biệt là khâu đăng ký, đăng kiểm và cấp phép, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Công tác giám sát hành trình tàu cá (VMS) cũng chưa được thực hiện đầy đủ. Những thách thức này đòi hỏi sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao hơn từ các cấp lãnh đạo, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương.
EC sẽ có đợt thành tra lần thứ 5 về chống khai thác IUU tại Việt Nam vào tháng 10/2024.
Trước bối cảnh đó, tại hội nghị về chống khai thác IUU kết nối trực tuyến với 28 tỉnh ven biển ngày 28/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra những chỉ đạo quyết liệt nhằm giải quyết triệt để tình trạng khai thác IUU.
Ông nhấn mạnh, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương là rất quan trọng. Nếu không có sự chuyển biến về chống khai thác IUU và tiếp tục để xảy ra sai phạm trong thời gian tới, các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước Ban bí thư, Chính phủ và Thủ tướng.
Việc giám sát và quản lý chặt chẽ đội tàu được xem là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Các cơ quan chức năng phải đảm bảo không để xảy ra vi phạm IUU và xử lý dứt điểm các tàu cá không đăng ký, không đăng kiểm và không cấp phép.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định chống khai thác IUU.
Bộ cần theo dõi, đôn đốc, báo cáo kịp thời kết quả và đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc dung túng, tiếp tay cho các hành vi khai thác IUU. Đồng thời, bộ này cũng phải chuẩn bị kỹ chương trình và nội dung làm việc với đoàn thanh tra của EC vào tháng 10/2024.
Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các vùng biển, đặc biệt là các khu vực giáp ranh với các quốc gia khác, nhằm ngăn chặn và xử lý các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU.
Lực lượng biên phòng cũng được yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt tàu cá xuất, nhập bến, kiên quyết xử lý các đồn, trạm biên phòng tuyến biển để tàu không đủ điều kiện vẫn tham gia hoạt động khai thác.
Bộ Công an phải nhanh chóng điều tra, truy tố và xét xử các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc môi giới, móc nối đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.
Bộ này cũng được yêu cầu tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu được EC phát hiện tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023.
Bộ Ngoại giao được chỉ đạo tiếp tục hợp tác với các đại sứ quán Việt Nam tại các nước liên quan, kịp thời thu thập thông tin về việc tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm tại vùng biển nước ngoài. Các thông tin này cần được cung cấp ngay cho cơ quan chức năng trong nước để xử lý theo quy định.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, đảm bảo các quy định pháp lý được áp dụng một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư được giao nhiệm vụ ưu tiên bố trí nguồn kinh phí, đảm bảo việc triển khai các biện pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo "Thẻ vàng", phát triển bền vững ngành thủy sản.
Đối với lãnh đạo địa phương, Thủ tướng yêu cầu bí thư và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung rà soát toàn bộ các vụ vi phạm từ sau đợt thanh tra lần thứ tư đến nay, đặc biệt là những vụ ngắt kết nối, gửi và vận chuyển thiết bị VMS trái phép, môi giới đưa tàu cá ra khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Những vi phạm này cần được điều tra và xử lý dứt điểm trong tháng 9/2024.
Lãnh đạo địa phương cũng được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thành công tác quản lý đội tàu, bao gồm đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản và xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá không đủ điều kiện.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác, kiên quyết xử lý trách nhiệm của các ban quản lý cảng cá nếu để xảy ra vi phạm khai thác IUU mà không có biện pháp ngăn chặn.
Bên cạnh đó tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm túc công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; kiên quyết xử lý hình sự hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Đối với các hiệp hội và doanh nghiệp thủy sản, Thủ tướng yêu cầu Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cùng các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định về chống khai thác IUU.
Ông yêu cầu các doanh nghiệp không thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU, đồng thời nghiêm cấm hành vi móc nối với các tổ chức, cá nhân có liên quan hợp thức hóa hồ sơ cho các sản phẩm thủy sản khai thác vi phạm IUU để xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc điều tra, xác minh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng được giao nhiệm vụ tích cực vận động hội viên thực hiện tốt các quy định về phòng chống khai thác IUU. Hội cần kịp thời động viên, khen thưởng các gương điển hình, đồng thời phản ánh và tố giác các hành vi vi phạm để cơ quan chức năng xử lý.
Cẩn trọng trước nguy cơ bị thẻ đỏ IUU
Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản bị bào mòn
Giá vốn hàng bán và các chi phí đầu vào biến động đã bào mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản.
Thiếu nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản
Dù xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đáng kể, doanh nghiệp lại rơi vào khó khăn khi thiếu nguyên liệu.
Nửa cuối năm, thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn
Dự báo trong quý 2 và nửa cuối năm 2024, sự phục hồi của xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó do những yếu tố bất định trên thế giới và sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.
Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema
Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu