Doanh nghiệp
Xuân Mai Corp mua dự án bị xiết nợ của Hoàn Cầu, tấn công thị trường miền Nam
Từ một nhà cung ứng bê tông và huỷ niêm yết cổ phiếu, Xuân Mai Corp chuyển hướng đầu tư sang bất động sản ở Hà Nội và bắt đầu tấn công thị trường TP. HCM.
CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) đã chính thức hiện diện tại TP. HCM bằng lễ động thổ thi công dự án Eco Green Sài Gòn vào ngày 28/1/2018 tại phường Tân Thuận, Quận 7, TP. HCM.
Trong quá khứ, dự án bị bỏ hoang nhiều năm mang tên Diamond City của Công ty TNHH Hoàn Cầu và được dùng để gán nợ cho Sacombank. Dự án mới sẽ được xây dựng trên quy mô 14ha, bao gồm 6 block cao 35 tầng và cung cấp khoảng 4.000 căn hộ ra thị trường.
Trước Eco Green Sài Gòn, trong khoảng 4 năm qua, Xuân Mai đã thực hiện nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội như Eco Green City, Xuân Mai Complex, Xuân Mai Sparks Tower tại Dương Nội, Hastone Tower tại Hà Đông, tòa CTA, CTB dự án Chung cư VOV Mễ Trì. Công ty này cũng mua lại toàn bộ các căn hộ của tòa tháp Hạnh Phúc thuộc dự án Hanoi Paragon ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Xuân Mai Corp đang tấn công khá mạnh vào thị trường bất động sản với xu hướng đi mua lại các dự án như Diamond City. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng rất có thể trong thời gian tới, doanh thu từ bất động sản sẽ vượt qua mảng xây dựng truyền thống của Xuân Mai.
Việc dồn sức vào lĩnh vực bất động sản được thể hiện qua việc chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (hàng tồn kho) tăng mạnh, đạt giá trị hơn 1.345 tỷ đồng (chiếm 34% tổng tài sản).
Đây là một lý do chính dẫn đến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2017 của công ty âm tới 224 tỷ đồng. Dù tập trung vào lĩnh vực mới, doanh thu chính của Xuân Mai vẫn chủ yếu đến từ hoạt động xây dựng.
Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2017 cho biết, doanh thu xây lắp đạt gần 445 tỷ đồng (chiếm 43%) và doanh thu từ bất động sản là 324 tỷ đồng (chiếm 31%). Tuy nhiên doanh thu xây lắp đã giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.
Tất cả hoạt động của Xuân Mai Corp lúc này được tài trợ bởi vốn vay và hiện tại, BIDV cùng LienVietPostBank là 2 ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất đối với công ty.

Câu chuyện của Xuân Mai Corp, từ lúc sa cơ lỡ vận đến ngày trở lại, cũng gắn liền với ông Nguyễn Đức Cử, Phó chủ tịch HĐQT của LienvietPostBank.
Xuân Mai Corp vốn không phải là cái tên xa lạ trên thị trường bất động sản cũng như trên thị trường chứng khoán. Hơn 11 năm trước, khi đang là thành viên của Tổng công ty Vinaconex và là gương mặt hàng đầu trong ngành xây dựng với tên cũ là CTCP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai, công ty đã niêm yết sàn chứng khoán với mã cổ phiếu XMC.
Vị thế của Xuân Mai Corp khi đó tạo điều kiện cổ phiếu này gây ra nhiều con sóng lớn và từng có giá 50.000 đồng/cp. Trong lĩnh vực bất động sản, Xuân Mai Corp là đơn vị đầu tiên bán sản phẩm căn hộ thu nhập thấp có giá khoảng 600 triệu đồng/căn tại Hà Nội. Các dự án gắn liền với thương hiệu Xuân Mai là dự án CT1 Ngô Thì Nhậm – Hà Đông, Kiến Hưng, Xuân Mai Tower…
Từ năm 2012, khi thị trường bất động sản suy thoái, Xuân Mai Corp cũng rơi vào khủng hoảng. Công ty bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục khi nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn và lỗ lũy kế hơn 88 tỷ đồng vào cuối năm 2013.
Trong thông báo mới nhất, Xuân Mai Corp có kế hoạch phát hành 10 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng.
Cổ phiếu XMC lao dốc và cuối cùng kết thúc bằng việc hủy niêm yết và rời sàn chứng khoán. Bốn năm sau, tại Đại hội cổ đông thường niên 2016, Xuân Mai tuyên bố, sau khi vốn chủ sở hữu đạt 1.000 tỷ đồng và đủ mạnh, công ty sẽ đưa cổ phiếu niêm yết trở lại trên thị trường chứng khoán.
Lúc đó, giới đầu tư có dịp nhìn lại ngôi sao một thời và nhận thấy công ty đã lột xác hoàn toàn với “ông chủ” mới là ông Nguyễn Đức Cử. Dù không trực tiếp xuất hiện trong danh sách cổ đông nhưng hiện tại nhưng ông Cử được giới thiệu là "cổ đông lớn" của công ty trong sự kiện kỷ niệm 34 năm của Xuân Mai tháng 11/2017.
Cổ đông lớn nhất của Xuân Mai Corp là CTCP Đầu tư và Xây dựng Ngọc Mai nắm 55% là đơn vị đã mua lại cổ phần từ công ty TNHH Khải Hưng – một công ty do ông Cử làm giám đốc.
Quy trình thủ tục: 'Chiếc thòng lọng' siết doanh nghiệp bất động sản
Bị siết nợ, Hoàn Cầu lộ mảng tối phía sau những dự án hoành tráng
Bức tranh hiệu quả kinh doanh và sức khỏe tài chính của Tập đoàn Hoàn Cầu đang dần hé lộ những mảng tối đầu tiên được vẽ ra bởi khoản nợ xấu 2.400 tỷ đồng vừa bị VAMC siết nợ.
VAMC mua 2.400 tỷ đồng nợ xấu của nhóm Hoàn Cầu tại Sacombank
Khoản nợ này được bảo đảm bằng các lô đất rộng 50 nghìn m2 tại Quận 7, TPHCM
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.