Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tiếp cận thị trường dễ hơn, giảm thiếu chi phí và thủ tục trong thời gian tới.
Từ cuối năm ngoái, Anh đã chính thức gia nhập Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cùng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA), hai hiệp định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước khai thác tối đa cơ hội thương mại và đầu tư, trong đó có xuất khẩu cá tra sang Anh.
Khi Anh trở thành thành viên của CPTPP, các mức thuế quan sẽ được giảm đáng kể hoặc giảm về 0 theo các cam kết. Điều này có nghĩa rằng, sản phẩm cá tra của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ không tham gia CPTPP, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) nhận định mới đây.
Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn nhờ giảm thiểu rào cản thương mại, hài hòa tiêu chuẩn, cũng như có thể tận dụng mạng lưới phân phối, đối tác thương mại của các thành viên CPTPP khác.
Nếu như trước đây, Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Anh – có thể khác biệt so với các thị trường khác cùng chi phí kiểm tra, chứng nhận chất lượng có thể cao, thì giờ đây, tiêu chuẩn chất lượng được hài hòa trong CPTPP, giúp giảm chi phí và thủ tục.
Các rào cản kỹ thuật được giảm thiểu nhờ hài hòa quy định trong CPTPP đồng nghĩa rằng doanh nghiệp có thể được hỗ trợ kỹ thuật từ các nước CPTPP để tuân thủ quy định.
Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố riêng của Anh, do thị trường được mở rộng trong CPTPP, nên có thể đa dạng hóa thị trường để giảm thiểu rủi ro.
Tại hội thảo “Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp” do Bộ Công thương tổ chức ngày 19/2, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Vasep nhấn mạnh, Vương quốc Anh gia nhập CPTPP mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thủy sản cả về thuế quan, về xuất xứ nội khối. Anh là thị trường quan trọng đối với ngành thủy sản Việt Nam cả về xuất khẩu và nhập khẩu.
Cả CPTPP và UKVFTA đã và đang tạo động lực tăng trưởng rất lớn trong quan hệ song phương, đồng thời, mở ra không gian phát triển mới trong các lĩnh vực tiềm năng.
Tuy nhiên, Vasep cũng lưu ý, việc Anh gia nhập CPTPP còn tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP khác như Canada, Australia hay Nhật Bản.
Do vậy, tổ chức này lưu ý, doanh nghiệp cần cẩn trọng để đáp ứng những yêu cầu cao hơn về chất lượng, đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với những thị trường khác, bởi những cái tên như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan chưa có hiệp định thương mại với Vương quốc Anh.
Dù vậy, để tận dụng được tốt hơn những ưu đãi thuế quan, Vasep khuyến nghị, doanh nghiệp cần sẵn sàng và chủ động nguồn nguyên liệu. Cùng với đó, chú trọng nâng cao chất lượng, năng lực cung ứng để gia tăng thêm thị phần tại Anh.
Theo dữ liệu từ Vasep, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Anh đạt 4 triệu USD vào tháng 1 năm nay, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổ chức này giải thích, sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Anh nằm trong xu hướng nhập khẩu cá tra chung của các thị trường khác, khi tháng đầu tiên của năm, Việt Nam có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Đồng thời, tháng đầu năm là giai đoạn sau khi các quốc gia chi hàng nghìn tỷ đồng nhập khẩu cá tra để tích trữ cho các dịp, lễ hội cuối năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Ngoài cột mốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp còn đặt mục tiêu tăng cường thu hút vốn FDI, tăng cường nông nghiệp công nghệ cao.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.