Quốc tế
Yahoo Messenger và cái chết đã được dự báo từ trước
Người dùng sẽ không thể truy cập vào các ứng dụng hoặc bất cứ dịch vụ nào của Yahoo sau ngày 17/7

Năm ngoái, sau khi thâu tóm Yahoo, Verizon đã gộp Yahoo với AOL thành một công ty mới có tên là Oath. Verizon thâu tóm AOL vào năm 2015 với giá 4,4 tỷ USD. Và nay, chỉ sau một năm thành lập, Oath đã quyết định khai tử Yahoo Messenger vào tháng tới.
Trong thông báo mới nhất của mình, Oath tuyên bố rằng người dùng sẽ không thể truy cập vào các ứng dụng hoặc bất cứ dịch vụ nào của Yahoo sau ngày 17/7. Thay vào đó, người dùng truy cập Yahoo Messenger sẽ được chuyển hướng tới ứng dụng nhắn tin Squirrel mà công ty này đang phát triển.
Messenger, giống như nhiều sản phẩm khác của Yahoo, là một dịch vụ tiên phong nhưng sau đó bị đối thủ cạnh tranh đè bẹp. Hiện tại, rất nhiều ông lớn trong ngành công nghệ muốn thâu tóm thị trường tin nhắn với 5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Yahoo từ lâu nay đã không công khai số lượng người dùng Yahoo Messenger. Thêm vào đó, sự lạc hậu của phần mềm cộng với nhiều bê bối bảo mật gần đây khiến nhiều người dự đoán rằng chẳng còn mấy ai gắn bó với Yahoo Messenger.
Cái chết chậm rãi và đầy đau đớn này được cho là xoay quanh hai vấn đề cốt lõi: thiếu tầm nhìn và không mạnh tay thâu tóm các đối thủ tiềm năng.
Hai lần từ chối Google và xem nhẹ đối thủ

Năm 1997, Yahoo từ chối mua lại Google với giá chỉ 1 triệu USD. Theo The Google Story của David A.Vise, Yahoo không muốn người dùng chia nhỏ mối quan tâm của họ.
Yahoo kiên quyết giữ người dùng với các sản phẩm do họ tạo ra. Công cụ Google Search được thiết kế để dẫn đến kết quả nhanh nhất dựa vào các trang web có liên quan đến từ khóa. Trong khi đó, Yahoo Search vừa đưa ra kết quả vừa tìm cách giữ người dùng trên các trang liên quan đến họ, bắt họ xem quảng cáo, mua sắm, kiểm tra email, nói chung khiến người dùng tốn thời gian và tiền bạc hơn.
Năm năm sau, Yahoo từ chối Google một lần nữa. Lần này, họ đã phải dùng công nghệ của Google để nâng cao sức mạnh của Yahoo Search. CEO Tery Semel cố gắng mua Google với giá 3 tỷ USD, dù thị trường đánh giá Google lúc đó đã đạt mức 5 tỷ.
Theo một bài báo năm 2007 từ Wired, Semel tuyên bố ông không biết Google trị giá bao nhiêu, nhưng không bao giờ ông mua họ. Đây là quyết định đã khiến ông hối hận về sau.
Bản thân Facebook là một chiến binh ngoan cường, khi từ chối 11 lời đề nghị mua lại từ những tên tuổi như Google, Viacom và tất nhiên, Yahoo.
Năm 2006, Yahoo gần như thuyết phục được các cổ đông của Facebook bán lại cổ phần, nhưng lại khiến giá cổ phiếu của Facebook tăng lên 1 tỷ từ 857 triệu USD, giúp Mark Zuckerberg thoát khỏi cuộc bán mình.
Năm 2008, CEO Steve Ballmer của Microsoft cố gắng mua lại Yahoo, lúc này đang là công cụ tìm kiếm đứng thứ hai. Vào tháng 2, Yahoo cho rằng 44 tỷ USD mà Microsoft đưa đến là “quá thấp”. Theo New York Times, Yahoo “quên rằng họ đang xuống dốc”. Yahoo sau đó chỉ thỏa thuận thay trang chủ tìm kiếm với công cụ Bing từ Microsoft.
Khi đầu tàu chệch hướng

Yahoo luôn bối rối trong việc xác định họ là công ty truyền thông hay tập đoàn công nghệ. Nhà nghiên cứu Paul Graham cho rằng điều này đến từ thực tế Yahoo kiếm tiền dựa vào quảng cáo hơn là phần mềm như Google hay Microsoft, vì thế họ giống công ty truyền thông hơn dù cách hoạt động lại tương tự các tập đoàn công nghệ.
Những năm đầu tiên, Yahoo luôn sợ sệt sẽ bị đánh bại bởi Microsoft nếu đi theo hướng công ty công nghệ vì họ không xây dựng được văn hóa khởi nghiệp tương tự đối thủ.
Bên cạnh đó, CEO Marissa Mayer chẳng mang lại được thay đổi gì cho Yahoo. Và tất cả mang đến kết quả ngày hôm nay, khi họ chẳng có định hướng gì và phải bán chính mình.
Chuyện một người vực dậy cả công ty không phải hiếm (cứ nhìn vào Satya Nadella của Microsoft), nhưng có vẻ con đường của Mayer chông gai hơn và tương lai của Yahoo là "cái chết" đã được dự báo trước.
Trong những năm đảm nhiệm vị trí CEO, bà Marissa Mayer chi quá nhiều cho việc thâu tóm các công ty. Cụ thể, bà đã chi ra hơn 2 tỷ USD để mua lại hơn 50 công ty khác nhau.
Ý tưởng đằng sau chiến lược này là để gia tăng nhân tài và kỹ sư giỏi cho công ty. Nếu Yahoo sở hữu những startup tốt, về mặt lý thuyết, họ có thể trở thành nơi hội tụ của các tài năng công nghệ, những người sẽ vực dậy và đưa Yahoo trở lại là một trong những nhà lãnh đạo công nghệ.
Tuy nhiên, cách mà bà Marissa Mayer định hướng Yahoo mua lại các công ty không theo một chiến lược nào mà rất dàn trải. Rất nhiều trong số công ty được mua lại từ từ "đội nón ra đi" vì làm ăn thua lỗ.
Có lẽ "cú đấm" mạnh nhất mà Yahoo phải hứng từ chiến lược sai lầm này là Tumblr khi hãng chi ra tới 1,1 tỷ USD để mua lại vào năm 2013. Đến năm 2016, bà Marissa Mayer phải thừa nhận rằng Tumblr lỗ 230 triệu USD kể từ khi dưới trướng của Yahoo.
Theo chuyên gia tư vấn chiến lược John Sullivan, hầu hết các vụ sáp nhập của Yahoo không hiệu quả. Bên cạnh đó, một vấn đề khác mà Yahoo gặp phải đó chính là công ty không có hệ thống chăm sóc, bồi đắp nhân tài để họ phát triển trong khi mục đích ban đầu của chiến lược sáp nhập là để thu hút những kỹ sư giỏi nhất làm việc cho Yahoo.
CEO Facebook Việt Nam: Thành công sớm chưa chắc tốt hơn thất bại sớm
Làm sales mà cứ tin vào 'bí kíp chốt deal thành công 100%' thì chỉ chuốc lấy thất bại
Tất cả chỉ là công cụ, và phải luyện miệt mài thì nó mới thành phản xạ tự nhiên, làm mà như không làm lúc ấy mới được gọi là kỹ năng.
CEO Facebook Việt Nam: Thành công sớm chưa chắc tốt hơn thất bại sớm
Đối với Lê Diệp Kiều Trang, khởi nghiệp hay làm thuê không quan trọng mà quan trọng mỗi ngày trưởng thành hơn và làm chủ mình tốt hơn.
Nghề của thất bại
Ai làm lãnh đạo cũng đều mong thành công nhưng chỉ thất bại mới tôi rèn được những lãnh đạo giỏi.
80% dự án kinh doanh thất bại vì thiếu số liệu chứ không phải tư duy không tốt
Nếu tư duy không có số liệu thì như đếm cua trong lỗ, điều đó rất nguy hiểm đặc biệt trong kinh doanh.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.